Thay đổi hiện trạng tài sản là quyền sử dụng đất sau khi kê biên

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Bảo quản tài sản thi hành án sau khi kê biên, đặc biệt đối với tài sản là quyền sử dụng đất là một vấn đề không hề đơn giản. Thực tế đã có những trường hợp hiện trạng tài sản bị thay đổi sau khi kê biên gây khó khăn rất lớn cho quá trình tổ chức thi hành án.

Theo Bản án số 305/DSST ngày 03/7/2015 của TAND huyện X thì bà Nguyễn Thị B, trú tại: thôn V, xã Y, huyện X, phải thanh toán trả bà Nguyễn Thị A số tiền: 3.000.000.000đ (ba tỷ đồng). Kết quả xác minh điều kiện thi hành án cho thấy bà B có tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 70m2 tại thửa đất số 321, tờ bản đồ số 3 ở thôn V, xã Y, huyện X. Bà Nguyễn Thị B có đơn đề nghị cơ quan THADS kê biên mảnh đất nói trên để thi hành án trả bà A.

Cơ quan THADS đã tiến hành kê biên quyền sử dụng đất và áp dụng quy định tại Điều 58; Điều 112 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 tạm giao tài sản kê biên cho người phải thi hành án (bà Nguyễn Thị B) quản lý. Tuy nhiên, sau khi kê biên, một số chủ nợ khác của bà B đã xây dựng trên mảnh đất kê biên 01 ngôi nhà tạm. 

Chính quyền địa phương và hộ liền kề khẳng định bà B không phải là người đã xây dựng trên diện tích đất kê biên, đồng thời chính quyền địa phương cũng không xác định được ai là người đã xây dựng ngôi nhà tạm đó. Khi cơ quan thi hành án nhận được phản hồi từ phía người phải thi hành án, tiến hành lập biên bản xác minh hiện trạng tài sản đã kê biên thì được địa phương xác nhận “có nhà tạm xây trên đất nhưng không xác định được người xây dựng”.

Từ ví dụ trên có thể thấy một số vấn đề pháp lý như sau: Thứ nhất, Trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản: Theo khoản 5 Điều 58 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014: Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Bà Nguyễn Thị B là người được giao bảo quản tài sản nhưng lại không quản lý được tài sản được giao, để xảy ra việc người khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đã kê biên. Có thể thấy một phần yếu tố “lỗi” của bà B trong trường hợp này. 

Tuy nhiên, bà B không phải là người trực tiếp có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản đã kê biên do đó không có đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính đối với bà B theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 67/2015/NĐ- CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Khoản 4 Điều 112 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 mới chỉ quy định đối với các hành vi do người được tạm giao quản lý tài sản trực tiếp thực hiện như: không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, thay đổi hiện trạng… nhưng thiếu quy định về trách nhiệm giám sát, quản lý của người được giao bảo quản tài sản kê biên. 

Để tránh trường hợp chính người được tạm giao bảo quản gián tiếp vi phạm như thuê, nhờ người khác xây dựng nhằm cản trở, gây khó khăn, kéo dài thời gian thi hành án. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý, giám sát của người được giao bảo quản tài sản đã kê biên và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm khi để xảy ra tình trạng thay đổi hiện trạng tài sản kê biên. 

Thứ hai, Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Theo Điều 175 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014, Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan THADS trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về THADS trên địa bàn. 

Trong trường hợp này, khi có sự việc xây dựng trái phép trên đất đã kê biên, UBND cấp xã đã không thực hiện việc lập biên bản tại hiện trường vi phạm để xử lý hành vi vi phạm. Có thể thấy, UBND xã đã không làm hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa có các quy định ràng buộc trách nhiệm UBND xã khi để xảy ra tình trạng trên. Do đó, bên cạnh trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản kê biên, cần xem xét việc bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý tài sản đã kê biên. 

Thứ ba, Phương thức xử lý đối với tài sản trên đất: Điều 113 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản. 

Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản. Tuy nhiên, cần xem xét bổ sung quy định về việc xử lý tài sản trên đất sau khi kê biên trong trường hợp không xác định được người đã xây dựng tài sản để có phương án xử lý phù hợp và thống nhất. Việc bảo quản tài sản thi hành án sau khi kê biên đặc biệt là quyền sử dụng đất một vấn đề đặc biệt quan trọng. Cần thiết phải có các chế tài pháp lý đủ mạnh để xử lý đối với các hành vi vi phạm này, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.