Thay đổi chế độ tiền lương thế nào từ 1/7/2024?

Hình ảnh minh hoạ.Nguồn internet
Hình ảnh minh hoạ.Nguồn internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

Nghị quyết nêu rõ, về thực hiện chính sách tiền lương, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:

Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định.

Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.

Đọc thêm

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Cơ hội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn bước vào nền kinh tế số

Đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn là “chìa khóa” để Việt Nam chuyển đổi số bền vững và thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ. (Ảnh minh họa. Nguồn Bộ KHCN)
(PLVN) -  Có thể chỉ ra thách thức kép mà thanh niên khó khăn đang đối mặt là rào cản về kinh tế, xã hội lẫn nhận thức giới, khiến họ càng khó tiếp cận với các chương trình đào tạo kỹ thuật số. Do đó, việc hỗ trợ nhóm này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bước đi chiến lược để bảo đảm sự công bằng trong phát triển và tối ưu hóa nguồn nhân lực trẻ – yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.