Thầy dạy võ đạp học sinh, lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc xử lý thế nào?

Ông Trần Dũng Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.
Ông Trần Dũng Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc mới ra văn bản chỉ đạo các đơn vị cơ sở, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tăng cường quản lý nghiêm hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh.

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip gây bức xúc về việc thầy giáo dạy võ dùng chân đạp, đấm vào lưng, gáy các học sinh tham dự Hội khoẻ Phù Đổng năm 2019 tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hình ảnh phản cảm trong hoạt động nâng cao, rèn luyện giáo dục thể chất cho học sinh.

Liên quan đến hình ảnh trên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Trần Dũng Long cho biết, thời gian vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng giai đoạn 2 năm 2019, diễn ra từ ngày 14 - 18/11, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Tham dự hội khoẻ Phù Đổng năm nay, có nhiều học sinh đăng ký vào các môn chủ yếu: Cờ vua, kéo co, karatedo, taekwondo…

Sự việc xảy ra vào ngày 16/11, đây cũng là buổi đầu tiên thi môn taekwondo. Sau khi học sinh ăn buổi trưa xong, thầy Nguyễn Văn Tài (Giáo viên trường THCS Yên Phương, Yên Lạc, đưa học sinh đi dự thi) cho các em vận động viên khởi động để chuẩn bị đi thi đấu buổi chiều.

Trong lúc thầy Tài tranh thủ đi mua nước cho các em uống, HLV không chuyên Nguyễn Ngọc Thắng (30 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) dù không có trong thành phần đoàn nhưng vẫn tự ý vào chỉ đạo cho học sinh khởi động các kỹ thuật ép cơ và có những hành vi phản cảm, không đúng mực, gây bức xúc cho người chứng kiến và dư luận.

Hành động của HLV Thắng bị dư luận lên án phản cảm (ảnh cắt từ Clip).
 Hành động của HLV Thắng bị dư luận lên án phản cảm (ảnh cắt từ Clip).

Ngay khi xảy ra sự việc, Ban tổ chức cùng các HLV của các đơn vị khác đã can ngăn, đồng thời mời lực lượng công an vào giải quyết đưa HLV Thắng ra khỏi khu vực thi đấu. Đồng thời, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu phòng GD&ĐT Yên Lạc trực tiếp báo cáo và phối hợp xử lý cùng cơ quan thành phố Vĩnh Yên.

Theo ông Trần Dũng Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, qua kiểm tra, tìm hiểu giới chuyên môn về võ thuật, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc được biết các bài tập khởi động của HLV Thắng là chưa đúng chuyên môn. Những hành động của HLV Thắng là không phù hợp trong công tác huấn luyện, có thể gây căng thẳng, ức chế tâm lý đối với vận động viên và chấn thương cho học sinh. Ảnh hưởng đến sức khoẻ vận động viên, gây hiệu ứng phản cảm, bức xúc trong giới võ thuật và xã hội.

Ông Long khẳng định, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã phối hợp với lực lượng công an vào cuộc, xác minh vụ việc. Bước đầu chưa có hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Kết thúc giải đấu đoàn Yên Lạc có 14 em đoạt huy chương (6 HCB, 8 HCĐ), xếp thứ 3 toàn đoàn.

"Sự việc xảy ra là sự cố đáng tiếc; nhận thấy đây là hành vi đáng lên án, cần phê phán và xử lý nghiêm, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ra văn bản chỉ đạo các đơn vị cơ sở, đặc biệt là phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về các nội dung:

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động giáo dục nói chung và công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất, tổ chức các câu lạc bộ thể thao, tổ chức huấn luyện và đưa các đội tuyển tham gia thi đấu thể thao nói riêng; Việc phối hợp huấn luyện phải được thực hiện đầy đủ các thủ tục và quy định chuyên môn để đảm bảo chất lượng huấn luyện và an toàn đối với vận động viên", ông Long nói.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng nhấn mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài đối với sức khỏe và trí tuệ của học sinh. Thay đổi nhận thức và đầu tư cho bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường rộng khắp hiện nay đã tạo nên sinh khí mới trong việc giáo dục toàn diện.

Để hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh đi vào nền nếp, đảm bảo học sinh tham gia thường xuyên theo quy định, thúc đẩy phong trào tập luyện trong các nhà trường nói chung và cơ sở, câu lạc bộ thể dục thể thao nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo học sinh tham gia, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục thể chất, thể thao học đường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có đề nghị các nhà trường đẩy mạnh các nội dung nhằm tăng cường tổ chức tập thể dục buổi gồm: Tổ chức thực hiện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Tổ chức các CLB thể dục thể thao và dạy võ cổ truyền; Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.

Trong đó, chú trọng đến đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục, các hoạt động thể thao theo hướng tự chọn, phát huy năng lực, sở trường, sở thích của học sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các học sinh.

"Đặc biệt, là công tác quản lý nhân sự, tất cả giáo viên, huấn luyện viên thể dục thể chất của nhà trường, của các cơ sở, câu lạc bộ phải tuyệt đối đảm bảo nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn để đáp ứng việc dạy các kỹ năng cho học sinh", ông Long cho biết thêm.

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng đưa ra khuyến cáo đối với các phụ huynh học sinh: Việc xã hội hoá, tạo điều kiện cho niềm đam mê của các em học sinh là rất quan trọng và cần thiết, đáng khích lệ. Tuy nhiên cần quan tâm đến việc lựa chọn huấn luyện viên cũng như quá trình tập luyện, tránh để xảy ra những trường hợp ngoài mong muốn như vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

TP HCM: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Tòa án Nhân dân Quận 7 ký kết hợp tác đào tạo

Hoạt động ký kết hợp tác đào tạo giữa 2 đơn vị. ( Ảnh: Thiện Nhân)
(PLVN) - Chiều ngày 17/1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 7 và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên ngành Luật tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.