Thầy cô vùng sâu, vùng xa vượt khó dạy trực tuyến

Học sinh vùng sâu, vùng xa gặp vô vàn khó khăn khi học trực tuyến.
Học sinh vùng sâu, vùng xa gặp vô vàn khó khăn khi học trực tuyến.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù dạy học ở vùng sâu, vùng xa chịu vô vàn vất vả nhưng các thầy cô chỉ nói về khó khăn của học trò khi phải học trực tuyến, thích nghi với dịch COVID-19. Không chỉ thế, những giáo viên này có nhiều sáng kiến, đổi mới về giảng dạy trong bối cảnh dịch bệnh.

Muôn vàn khó khăn khi học trực tuyến

Tại Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2021 vinh danh 50 thầy cô giáo giàu nghị lực vượt khó và đạt nhiều thành tích dạy học ở vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, lũ lụt, vùng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các thầy cô cho biết, dạy học trực tuyến rất khó áp dụng ở vùng sâu, vùng xa khi phần lớn học sinh không có đủ thiết bị, với gia đình việc mua sắm máy tính, điện thoại cho con em mình gần như không thể.

Thầy Bùi Minh Đức, Trường TH&THCS Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình chia sẻ, nơi thầy dạy là một huyện vùng núi, người dân gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trang thiết bị dạy và học rất thiếu thốn. Chính vì vậy, môn Tin học mà thầy giảng dạy, học sinh tiếp cận rất rụt rè, lần đầu tiên ngồi trước máy tính còn sợ bàn phím, không dám ngồi gần. “Ngay cả với thầy cô, việc tiếp cận phương pháp giảng dạy mới cũng còn bỡ ngỡ, nhất là giáo viên có tuổi”, theo thầy Đức.

Do đó, thầy Đức đã áp dụng các phần mềm, trò chơi để học sinh hết sợ, hứng thú học. Hiện nhà trường được đầu tư một số máy tính giảng dạy học trực tuyến. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng có thể mua sắm điện thoại thông minh, máy tính cho con. “Ngoài thiếu máy, không đủ thiết bị để dạy học thì khu vực vùng sâu, vùng xa nên điện rất yếu, khi mở một lúc 10 - 15 máy tính là điện bị mất đột ngột, tín hiệu đường truyền cũng yếu nên việc dạy học trực tuyến không được hiệu quả”, thầy Đức cho biết.

Tương tự, thầy Trang Thành Giá, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau cho biết, vùng sâu, vùng xa, địa bàn sông nước khi dịch bệnh xảy ra học sinh thiếu thiết bị học tập, đặc biệt là máy tính. Các em chủ yếu học trên điện thoại, chữ nhỏ, khó tập trung dễ bị các tật về mắt; sóng chập chờn nhiều khi tiếp cận được thì hết giờ. Chưa kể, trình độ của phụ huynh cũng hạn chế, nhiều gia đình giao con cho ông bà quản lý để làm ăn xa nên thiếu sát sao trong việc kèm cặp con em trong học tập dẫn đến các em xao nhãng trong việc học tập. Nhiều thầy cô phải chuyển việc dạy học sang buổi tối để phụ huynh có thời gian giám sát việc học của các em. Vì vậy nên thời gian dành cho các thầy cô lại càng phải rút gọn. Điều thầy Giá trăn trở nhất là sự tương tác thầy trò gần như không có.

Thầy Lư Văn Sa Rinh - Trường THPT Đôn Châu (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) chia sẻ, học sinh của thầy chủ yếu là người Khơ Me. Gia cảnh các em rất nghèo, bố mẹ phải đi làm ăn xa nên việc mua sắm thiết bị học trực tuyến gần như không thể. Qua rà soát ở trường còn rất nhiều em không có máy tính, điện thoại để học trực tuyến, thế là thầy Rinh cùng đồng nghiệp phải đi vận động các nhà tài trợ: “Chúng tôi vận động mãi cũng chỉ được 11 điện thoại thông minh và 2 máy tính bảng để các em ngồi học chung. Dịch COVID-19 chưa biết khi nào sẽ hết và tôi chỉ mong sao các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị để học trực tuyến”, thầy Rinh nói.

Bằng mọi cách để học sinh không bỏ cuộc

Cô giáo Trần Thị Kim Hòa, Trường PTDT bán trú tiểu học Lê Văn Tám, xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai xúc động nói về học sinh của mình: “Là xã vùng 3, với 96% học sinh dân tộc Ba Na, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh của chúng tôi quần áo rách rưới, nhàu nhĩ, khuôn mặt nhem nhuốc, chân cứng hơn đá sỏi nhưng em nào cũng đáng yêu, ánh mắt ngây thơ vô cùng.

Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa luôn nỗ lực vượt khó đến mang tri thức đến với học trò. (ảnh minh họa)

Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa luôn nỗ lực vượt khó đến mang tri thức đến với học trò. (ảnh minh họa)

Các em không có cặp và cũng chẳng có bút, vở. Đồ dùng học tập các em gói trong túi nilon, còn bút, vở thì chỉ biết chờ nhà trường, các cô hỗ trợ. Đôi lúc, nhà trường không còn kinh phí, buộc phải đề nghị phụ huynh chủ động mua bút cho con em. Nhưng mỗi khi trò chuyện, thấy phụ huynh lục tìm mãi mới thấy tờ 5, 10 nghìn nhàu nhĩ ở đáy túi áo, quần, giáo viên chúng tôi cũng không nỡ cầm. Bút, vở đã vậy, chiếc cặp đi học càng trở nên xa xỉ với các em”.

Cô Hòa có 2 con nhỏ, chồng lại thường đi công tác xa nên hằng ngày cô phải vượt hơn 80km để vừa giảng dạy, vừa chăm con. Từ khi trường chuyển mô hình bán trú, cô thường phải mang con đi gửi để ở lại với học sinh. Dịch bệnh bùng phát, cô trò Trường Lê Văn Tám lại đối mặt thêm nhiều khó khăn hơn nữa. Việc học trực tuyến hầu như không thể vì điều kiện quá thiếu thốn, cô Hòa và các đồng nghiệp nghĩ ra cách giao phiếu bài tập đến từng buôn làng cho học sinh ôn luyện. “Thực tế, các buôn làng cách nhau rất xa. Các em học sinh lại thường theo bố mẹ đi làm rẫy chứ cũng không ở nhà. Việc liên hệ với phụ huynh hầu như không thể thực hiện được. Chúng tôi lại băng rừng, vượt núi đến kèm cặp, không để các em bỏ học”, cô Hòa kể.

Để hỗ trợ học sinh khó khăn học tập trong bối cảnh dịch bệnh, thầy Lê Châu Khoa, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng đề xuất cần có một kênh Youtube riêng để truyền tải tri thức đến học trò. “Với học sinh vùng cao, vùng sâu, giáo viên không thể dạy theo kiểu khô cứng, cào bằng. Thay vì sử dụng bài giảng mẫu, các thầy cô có thể tự biên soạn giáo án trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Bài giảng như vậy sẽ chứa đựng nhiều tâm huyết, phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh khác nhau”, thầy Khoa chia sẻ.

Là người cao tuổi nhất trong 50 thầy cô được tuyên dương, thầy Mai Văn Quyết (tỉnh Bạc Liêu) nhắn gửi tới các thầy cô rằng dù khó khăn nhưng phải bằng mọi cách để các em học sinh không bỏ cuộc. Thầy Quyết mong các thầy cô được vinh danh đừng tự mãn, hài lòng mà phải không ngừng phấn đấu và mong chương trình được duy trì mãi mãi để nhiều thế hệ nhà giáo thầm lặng nơi gian khó được vinh danh.

“Câu chuyện của 50 thầy cô có thể rất khác nhau, mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều chung một tình yêu con trẻ, sự tận tụy, say mê và sáng tạo với nghề gieo chữ, sự nỗ lực phấn đấu vượt qua gian khó, tất cả vì học sinh thân yêu” - ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên.

“Chuyển sang giảng dạy trực tuyến là giải pháp để thích ứng với dịch Covid-19 nhưng thực tế ở vùng sâu, vùng xa áp dụng lại rất khó khăn, có rất nhiều cái khó, khó nhất là thiếu thốn thiết bị, phương tiện dạy và học trực tuyến. Nhưng vượt lên trên hết, nhiều thầy cô giáo vẫn có những cách làm sáng tạo, chủ động đến với học sinh để tổ chức, hướng dẫn các em học tập không để bị đứt quãng. Cùng với đó, ngành Giáo dục đang thực hiện đổi mới về căn bản, trong đó có nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bản thân mỗi giáo viên đều là tấm gương tiêu biểu cho ý chí vượt khó, vượt qua nghịch cảnh thì hãy tiếp tục là hạt nhân lan tỏa tinh thần và khát vọng cống hiến cho cộng đồng đến với nhiều người hơn, đến với học sinh để ngành Giáo dục, sự nghiệp “trồng người” càng càng phát triển hơn” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh nói.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?