Thầy cô dạy online nổi tiếng và tai tiếng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Có “muôn hình vạn trạng” cách thức dạy online, nhưng nổi lên trong một vài năm gần đây phải kể đến những buổi học livestream trên Facebook thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Đặc biệt, các thầy cô giáo dạy online còn dần trở thành hiện tượng mạng “gây bão”, không chỉ vì nổi tiếng mà còn vì tai tiếng.

Nở rộ học online theo hình thức livestream

Sau gần hai năm đại dịch, giáo dục nước ta đang chuyển đổi dần từ mô hình giáo dục truyền thống sang giáo dục trực tuyến. Học sinh tại nhiều nơi không thể đến trường, đến các lớp học thêm ôn luyện, trong khi các kì thi vẫn diễn ra. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, nhiều thầy, cô giáo đã mở những lớp học trực tuyến trên các nền tảng khác nhau như Zoom, Google Meet...

Một trong những lớp học thu hút đông đảo học sinh tham gia nhất chính là lớp học được livestream qua nền tảng mạng xã hội Facebook. Càng đặc biệt hơn là có những lớp học hoàn toàn miễn phí và công khai cho học sinh trên mọi miền Tổ quốc. Nhiều người đánh giá rằng, dạy học qua livestream trên mạng xã hội Facebook đang trở thành hình thức giáo dục trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay với các tính năng vượt trội so với khóa học video thông thường.

Hình thức livestream của Facebook cho phép người học có thể học ở bất kì đâu, học trực tiếp với sự tương tác mạnh mẽ và xem lại dễ dàng. Mà học phí lại rất “phải chăng”, thậm chí còn không mất phí nhưng vẫn được những thầy cô giáo hàng đầu chỉ dạy. Chính vì thế, hình thức học tập này đang được rất đông các bạn trẻ lựa chọn bởi sự tiện lợi và hiệu quả của nó.

“Những năm trước em thường bỏ ra rất nhiều tiền để học tại lò luyện thi hay các khóa học trên web nhưng rất buồn ngủ và không tiếp thu được kiến thức. Vì chỉ ngồi nghe mà không tương tác, không hiểu bài cũng chẳng biết hỏi ai. Hai năm trở lại đây, em biết đến học qua livestream thì thấy hiệu quả mà thích học hơn hẳn”, Huyền Trang, lớp 12, THPT Đức Hợp, Hưng Yên chia sẻ.

Bắt đầu từ những năm 2017, việc dạy các môn học có trong kì thi tốt nghiệp THPT như Văn, Toán, Vật lý... trên livestream ngày càng trở nên phổ biến và đang phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, những buổi livestream dạy học trên mạng xã hội Facebook có thể thu hút đến hàng trăm nghìn lượt xem là chuyện thường tình, nhất là vào những tháng cận kề kỳ thi THPT quốc gia. Đỉnh điểm có những livestream còn cán mốc tổng 1,8 triệu lượt xem, một con số “khủng” trong trào lưu livestream nói chung.

Nắm bắt được xu hướng, các lớp học livestream đang ngày càng nở rộ và phát triển mạnh mẽ. Với chất lượng tốt hơn và được đầu tư nhiều hơn về nội dung, cách trình bày kiến thức sao cho hiệu quả nhất, thu hút nhất. Giờ đây, nhiều thầy cô lựa chọn livestream làm nơi chia sẻ kiến thức ôn thi cho học sinh khắp mọi miền. Bởi không chỉ có học sinh mà cả các thầy cô cũng rất hứng thú với hình thức học mới này, vì nhận thấy tính tương tác rất lớn giữa thầy và trò.

Dạy học qua livestream: Nổi tiếng và tai tiếng

Hàng trăm nghìn lượt xem, hàng chục nghìn lượt bình luận và chia sẻ là những con số đáng nể của một buổi livestream dạy học online. Trước đây, thật khó tưởng tượng, một tiết học online lại có thể thu hút được lượng tương tác “khủng” như vậy. Nhưng đó lại là “chuyện thường ở huyện” đối với những thầy cô giáo dạy online “hot face” trên mạng xã hội.

Không nói quá khi cho rằng dạy học online qua livestream đang là bệ phóng cho sự nổi tiếng và tai tiếng. Bởi bên cạnh việc đưa tên tuổi của các thầy, cô giáo nổi tiếng hơn với các buổi livestream triệu view, thì còn xuất hiện “liên hoàn phốt” đem lại tai tiếng đến cho họ.

Điển hình nhất phải kể đến hiện tượng mạng “gây bão” trong thời gian qua, cô giáo Minh Thu - giáo viên dạy Vật lý qua livestream. Chỉ sau một đêm livestream giảng bài ấn tượng, trang cá nhân của cô giáo 9X đã thu về hàng trăm nghìn lượt xem, tương tác và bình luận. Đỉnh điểm, một livestream dạy với chủ đề “Đại cương con lắc lò xo” có tổng số lượt xem đạt hơn 1,8 triệu.

”Cô giáo” Vật lý Minh Thu - “gây bão” mạng xã hội.

”Cô giáo” Vật lý Minh Thu - “gây bão” mạng xã hội.

Ngoài cách giảng dễ hiểu, gần gũi với các em học sinh thế hệ GenZ, thì cô giáo còn sở hữu một ngoại hình xinh xắn, dễ mến cùng giọng nói xứ Nghệ ngọt ngào. Tuy nhiên, chỉ sau khi nổi tiếng được vài ngày, cô giáo trẻ đã liên tục nhận về hàng loạt lùm xùm, không chỉ chửi bậy khi chơi game, trợn mắt quát vào mặt học trò, mà còn bị tố sai kiến thức Vật lý cơ bản, hay chưa tốt nghiệp đại học mà đã dạy học cho hàng trăm nghìn người.

Sau những phải hồi tiêu cực, cô giáo Minh Thu đã xin lỗi nhận sai và viết tâm thư giải thích cũng như xin rút danh xưng cô giáo. Minh Thu viết: “Danh xưng cô giáo có lẽ đang không phù hợp, mình xin được rút lại. Mình chỉ xin bây giờ được livestream, làm nội dung truyền tải kiến thức với tư cách như một nhà sáng tạo nội dung”. Và sau tất cả những tai tiếng đó, giờ đây cái tên Minh Thu đã “chìm nghỉm” trên mạng xã hội, nhắc đến cô người ta sẽ nghĩ đến tai tiếng nhiều hơn là nổi tiếng.

Cũng đi lên từ ngoại hình, thầy giáo Nhữ Ngọc Nguyên Trực đã từng khiến cộng đồng mạng liên tục bấn loạn vì loạt hình ảnh của một “anh” thầy livestream dạy học rất đẹp trai. Thầy giáo 26 tuổi với ngoại hình cao ráo, đẹp trai sở hữu hai bằng đại học về Kinh tế và Ngoại ngữ có thể dạy rất nhiều môn từ Toán Lý đến Anh đã khiến dân tình không thể bỏ lỡ bất cứ buổi livestream nào.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhanh chóng thường luôn đi kèm với thị phi. Sau vài buổi livestream dạy học nổi tiếng, mạng xã hội có truyền tay nhau một bản đăng ký nợ 10 môn của “thầy giáo soái ca”, điều này làm cho dân tình không khỏi ngỡ ngàng. Nhiều người cho rằng thầy giáo dạy online thực chất chỉ để PR bản thân, gây bão truyền thông để làm người nổi tiếng chứ không có ý định dạy học.

Mặc dù sau đó, Nguyên Trực đã giải thích rằng việc nợ môn xảy ra là do anh học tới hai trường đại học song song cùng lúc nên trùng lịch, phải vắng mặt ở bên này để thi bên kia nên có sự việc như vậy. Tuy nhiên, dưới sức ép dư luận, nhiều ý kiến trái chiều hay soi mói đời tư, Nguyên Trực đã quyết định tạm dừng livestream giảng bài trên trang cá nhân của mình.

Không nổi lên nhờ ngoại hình mà là nhờ tài năng giảng dạy môn văn duyên dáng, dễ hiểu, giọng nói nhấn nhá đầy cảm xúc đặc trưng của thầy Phạm Minh Nhật hay còn được học trò gọi với cái tên thân mật “anh Tũn dạy văn”. Là một trong những thầy giáo nổi tiếng trên mạng xã hội, được đánh giá là giáo viên luyện thi môn Ngữ văn top 1. Với Fanpage thu hút hơn 1 triệu lượt theo dõi và những clip giảng dạy triệu view, thật không quá khi nói đây là thầy dạy văn “hot” nhất Việt Nam.

Không nổi tiếng sau một đêm như những thầy cô giáo nói trên, thầy Minh Nhật đã gắn bó với nghề giáo hơn 10 năm có lẻ, với rất nhiều lớp học trò ưu tú. Nhắc đến luyện văn thi đại học Hà Nội bên cạnh những cái tên gạo cội như thầy Hưởng, cô Tú Oanh,… thì thầy Minh Nhật cũng là cái tên được nhiều bạn trẻ lứa tuổi 9x “điểm mặt gọi tên”.

Nổi tiếng là vậy nhưng thầy Minh Nhật cũng không tránh khỏi tai tiếng… Vào năm 2020, trong một lần xuất hiện trên sóng truyền hình để giảng dạy bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh, thầy Phạm Minh Nhật đã gây ra một luồng tranh cãi mạnh mẽ khi có cách giảng dạy không phù hợp, bị nhiều người đánh giá là màu mè, lan man.

Không chỉ vậy, thầy còn được cho là đã giảng sai hoàn toàn ý thơ, truyền tải thông điệp “lạc quẻ” so với dụng ý của tác giả. Thậm chí, phân tích của thầy giáo bị đánh giá là “coi thường phụ nữ” và “truyền bá tư tưởng lệch lạc”... Nhiều thầy cô trong nghề đã có những bình luận bức xúc về nội dung bài giảng của thầy Nhật.

Xoay quanh ý kiến trái chiều, quản lý của thầy đã cho biết: “Cái này tùy quan điểm mỗi người, thầy Nhật không cần đính chính gì thêm”.

Có thể thấy, trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, người nổi tiếng thường sẽ đi kèm với tai tiếng. Và các thầy cô giáo nổi lên nhờ dạy online cũng không ngoại lệ. Bên cạnh một số người coi livestream dạy học như bệ phóng cho sự nổi tiếng. Thì vẫn còn đó những thầy cô giáo tận tâm với nghề coi hình thức học này như một phương tiện chia sẻ kiến thức đến cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.