'Thất lạc' niềm tin

'Thất lạc' niềm tin
(PLO) - Khó có thể tin được bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) lại có thể bị thất lạc, “chưa tìm ra”, thế mà điều đó lại là sự thật. Đây không chỉ đơn thuần là công việc lưu trữ mà là trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm trước dân. Bản đồ quy hoạch – căn cứ pháp lý cho một khu đô thị lớn vào loại nhất nước mà “thất lạc” thì niềm tin của dân gửi gắm vào nơi đâu?

Niềm tin vào quyết tâm bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng cũng “thất lạc” khi ông “trùm” gỗ Phượng “râu” ở Tây Nguyên bị Bộ Công an bắt. Chỉ là được phép “trục vớt” gỗ dưới lòng một con suối nhỏ mà có thể đóng “đại bản doanh” kho gỗ lậu trong Rừng quốc gia Yok Đôn hàng chục năm, ngay sát Đồn Biên phòng.

Cái bình phong giấy phép và Đồn Biên phòng đó đã để cho lâm tặc thứ thiệt lộng hành, qua mặt hàng loạt cơ quan chức năng như bảo vệ rừng, kiểm lâm, công an, bộ đội biên phòng và tất nhiên, cả chính quyền địa phương đều “có mắt như mù”, cả đoàn xe dài như tàu hỏa nối đuôi nhau chở gỗ lậu mà không nhìn thấy hoặc bị “mờ mắt” nhìn gỗ tròn, còn tươi mà bảo rằng đó là gỗ cháy, gỗ xẻ vớt từ suối lên mà cái dòng suối bé tý đó “khai thác” được hàng trăm mét khối gỗ thì có ai tin được không.

Giờ, khi mọi chuyện vỡ lở, sự khuất tất phơi bày ra ánh sáng thì thấy rõ các cơ quan chức năng đã để “thất lạc” trách nhiệm của mình và đang tìm kiếm lẫn nhau cái trách nhiệm đó. Khám nhà trùm gỗ, Công an tìm được bản ghi chép danh sách các đối tượng mà Phượng “râu” chi tiền. Chỉ mong cái danh sách đen này được giữ gìn cẩn thận, nó mà bị thất lạc thì vụ án này lại giống như vụ bán lô-gô “xe vua” ở Đồng Nai, chỉ có môi giới và đưa hối lộ, còn nhận tuyệt nhiên không!

Trước nay, việc để thất lạc hồ sơ không phải chuyện hiếm, kể cả trong lĩnh vực hành chính cũng như tư pháp. Có nhiều trường hợp gia đình liệt sỹ hoặc chính sách không được hưởng chế độ vì “hồ sơ thất lạc”, có huyện ở Hà Nội để “thất lạc” hàng trăm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có luật sư đến Tòa tìm đọc lại hồ sơ mình từng nghiên cứu bỗng không tìm thấy nữa,... Có nhiều chuyện tương tự như vậy và cái sự “thất lạc” này quả là rất đáng ngờ.

Việc để thất lạc hồ sơ, tài liệu mang lại những hệ lụy không nhỏ trong việc quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhưng chưa ai bị hề hấn gì trong việc để thất lạc như vậy. Việc này không thể chỉ xử lý hành chính qua loa mà cần thiết, trong các trường hợp nghiêm trọng, cần truy cứu trách nhiệm hình sự, tương tự như tội làm “lộ bí mật nhà nước”. Có thế, may ra thì các loại giấy tờ quan trọng mới tránh khỏi tình trạng bị thất lạc làm cho lòng tin của dân vào bộ máy công quyền “thất lạc” theo.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.

Sẵn sàng cho giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9

Đông đảo người dân đến chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí nằm trong khuôn khổ giao lưu HNQPBG Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
(PLVN) - Sự kiện giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 là điểm nhấn kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất.

Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Hoàn thiện thể chế phải đi trước một bước

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ 3 về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp lần thứ 3. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Ưu tiên cơ sở vật chất dôi dư phục vụ mục đích công ích, công cộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Ngay chiều 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 2: Không ai bị bỏ lại, niềm tin được củng cố

Sau 17 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Sự thống nhất trong chỉ đạo, minh bạch trong thực thi và bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ thuộc diện sắp xếp… là nền tảng vững chắc cho “cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bởi lẽ, niềm tin và sự đồng thuận cao cũng là mục tiêu mà mọi cải cách hướng đến.