Thất bại hay là "câu chuyện chu kỳ"

Ông Troussier cho rằng U22 là một thế hệ có tương lai tốt (ảnh VFF)
Ông Troussier cho rằng U22 là một thế hệ có tương lai tốt (ảnh VFF)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thất bại của U22 hôm nay liệu có phải chu kỳ đi xuống của bóng đá Việt Nam?

Như bao fan hâm mộ khác, tôi cũng rất buồn khi bóng đá nam bị loại từ bán kết SEA Games. Cảm xúc luôn thành thật và đáng trân trọng. Thế nhưng tôi cũng lại tự hỏi: liệu những đòi hỏi chiến thắng của mình có thỏa đáng hay không khi mà bóng đá (cũng như cuộc đời) luôn mang tính chu kỳ.

Chúng ta đã trải qua một chu kỳ rất thành công với HLV Park Hangseo khi liên tục vô địch SEA Games, AFF Cup, lọt đến chung kết U23 châu Á, tứ kết Asia Cup, vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á...Vậy sau 8 năm ở 1 vị trí chưa bao giờ được ở, giờ đây phải tụt xuống thì cũng đã làm sao?

Chẳng nói đâu xa, trước đây bóng đá Thái Lan luôn là số 1 Đông Nam Á nhưng 6 năm qua họ chấp nhận xuống vị trí thứ hai. Dĩ nhiên trong 6 năm ấy, fan hâm mộ của họ cũng sẽ rất buồn.

Nhìn rộng ra, MU thời hậu HLV Alex Ferguson lao đao cho đến tận bây giờ. Rồi đội tuyển Tây Ban Nha sau 2 chức vô địch Euro và 1 World Cup trong giai đoạn 2008-2012 thần thánh thì rồi sau đó cũng bất bênh lên xuống ngay chính tại những giải đấu này.

Chu kỳ thành công có thể dài, có thể ngắn, có thể lên nhanh, có thể xuống chậm nhưng không ai nằm ngoài quy luật, dù đó là bóng đá hay cuộc đời! Vậy sau giai đoạn ông Park, bóng đá Việt Nam nếu đi xuống so với mấy anh bạn nhẵn mặt như Thái Lan, Indo, Malay thì cũng là sự lên xuống bình thường.

Chu kỳ lên xuống phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng cầu thủ của từng thế hệ, vào mặt bằng các giải vô địch hay giải trẻ quốc gia, vào sản phẩm của các lò đào tạo. Dĩ nhiên trong đó có 1 phần thuộc về vai trò của huấn luyện viên. Do đó sẽ là không công bằng nếu cứ so sánh ông Troussier với ông Park (bởi những năm cuối chu kỳ thành công, chính ông Park cũng đã nếm mùi thất bại).

Điều quan trọng đặt ra đó là chúng ta xuống đến mức độ nào và xuống bao lâu thì có thể trở lại?

Con đường phía trước của ông Troussier với đội tuyển quốc gia với 22 còn nhiều gian nan (ảnh VFF)

Con đường phía trước của ông Troussier với đội tuyển quốc gia với 22 còn nhiều gian nan (ảnh VFF)

"Giải lần này tôi xem là sân chơi để các cầu thủ U22 thể hiện bản thân. Qua giải này tôi có thể nhận xét rằng, thế hệ này rất tiềm năng dù nhiều người cho là không tốt và dành nhiều chỉ trích. Tôi nhớ khi tôi nhận nhiệm vụ, tôi đã biết những cầu thủ này từng thua cả U19 Campuchia. Thế nhưng, tôi không hối tiếc khi đón nhận họ.

Thế hệ này không có nhiều cá nhân nổi bật, nhưng tôi tin với cách huấn luyện hợp lý, họ có thể có tương lai tốt hơn". Phát biểu của HLV Philippe Troussier tại họp báo sau trận đấu bán kết SEA Games 32 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia

Đọc thêm

Giải Teqball Quốc tế năm 2024 diễn ra tại Quy Nhơn từ ngày 6 - 9/6

Teqball là môn thể thao kết hợp giữa bóng đá, bóng bàn và thi đấu đối kháng (Ảnh: Website của FITEQ).
(PLVN) - Teqball là môn thể thao kết hợp với các yếu tố của bóng đá và bóng bàn, đáng chú ý là bóng được chơi trên bàn cong. Teqball là loại bóng đá thuần túy nhất vì không có va chạm vật lý giữa các cầu thủ. Do đó, cầu thủ và người chơi ít gặp phải chấn thương trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.

Giải Tennis tranh cúp “Huy Thịnh” mang hạnh phúc đến với người nghèo

Đại diện Ban tổ chức và các nhà tài trợ trao 35 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho bà Lê Thị Kha.
(PLVN) - Với những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thì việc có được ngôi nhà vững chãi để ở là cả một ước mơ. Để giúp ước mơ của họ thành hiện thực, các câu lạc bộ (CLB) tennis trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Giải Tennis tranh cúp “Huy Thịnh” gây quỹ hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang.