Thảo luận 9 nhóm chính sách đề xuất trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trình bày báo cáo tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trình bày báo cáo tại hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tại hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra ngày 2/11, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội xem xét, cho ý kiến vào 3 nội dung quan trọng, trong đó có 9 nhóm chính sách lớn dự kiến đưa vào hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tăng cường phân quyền, phân cấp, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TP

Thay mặt Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội trình bày báo cáo tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ năm (tháng 5/2023), TP Hà Nội đã và đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Trên cơ sở các kế hoạch, TP đã chủ động xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong Đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến Đề cương chi tiết dự thảo Luật Thủ đô. Báo cáo đánh giá tác động đã được gửi Bộ Tư pháp từ đầu tháng 5/2022.

Từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND TP tổ chức 7 hội thảo về các chính sách và đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), qua đó đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý, phản biện của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bộ Tư pháp đã chủ trì phối hợp với TP Hà Nội, các bộ, ngành Trung ương, một số tỉnh trong Vùng Thủ đô về kết quả thi hành Luật Thủ đô và các chính sách về liên kết, phát triển vùng, chính sách quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch, xây dựng, khoa học - công nghệ; tổ chức đợt khảo sát, trao đổi kinh nghiệm...

Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo sơ kết 2 năm thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội và Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội; từ đó, đã đánh giá, đề xuất đưa vào nội dung chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội cũng nêu rõ 5 quan điểm, 4 định hướng xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong đó, theo báo cáo, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải nhằm tăng cường phân quyền, phân cấp cho TP, tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TP; đồng thời có cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Xây dựng dự án Luật phải lựa chọn các cơ chế, chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" để hướng đến 4 định hướng trụ cột lớn là chính quyền đô thị; cơ chế tài chính ngân sách và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển Thủ đô và Vùng Thủ đô; phát triển đô thị - nông thôn; phát triển văn hóa - xã hội và khoa học - công nghệ.

Trên cơ sở đó, Luật phải tạo thể chế thuận lợi không chỉ cho Thủ đô mà cả Vùng Thủ đô và các đối tác tham gia xây dựng Thủ đô, hướng tới xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước; với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước.

Trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào tháng 5/2024

Tại Báo cáo số 65/BC-UBND ngày 1/3/2022, UBND TP Hà Nội đã đề xuất cụ thể 16 nội dung xem xét lập chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Đến nay, trên cơ sở tiếp thu ý kiến tại các hội nghị, hội thảo xin ý kiến do Bộ Tư pháp tổ chức và qua các đợt khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND TP đã rà soát, tổng hợp, hoàn thiện và kết cấu lại thành 9 nhóm chính sách lớn trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

9 chính sách lớn bao gồm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.

Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội Lê Hồng Sơn, thời gian tới, TP Hà Nội và Bộ Tư pháp sẽ phối hợp triển khai một số nhiệm vụ theo Quyết định số 677/QĐ-BTP ngày 18/4/2022 của Bộ Tư pháp về kế hoạch nghiên cứu đề xuất chính sách và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các đại biểu tại hội nghị.

Các đại biểu tại hội nghị.

Dự kiến, tháng 12/2022, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Chính phủ thông qua. Tháng 5/2023, Quốc hội họp xem xét đưa dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trên cơ sở đó, tháng 5/2023, TP Hà Nội và Bộ Tư pháp sẽ thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật, sau đó sẽ tổ chức ngay các hoạt động khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm về xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tháng 12/2023, trình Chính phủ xem xét, thông qua dự án Luật. Tháng 5/2024, trình Quốc hội cho ý kiến (lần thứ nhất); tháng 11/2024, trình Quốc hội thông qua dự án Luật.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Do đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu với kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý của mình, đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết và góp ý trực tiếp vào các chính sách nhằm hoàn thiện cơ bản Luật Thủ đô sửa đổi; tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn 10 năm tới và những năm tiếp theo.

Trong đó, cần bàn kỹ, bàn sâu các nhóm chính sách liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền Thủ đô, đảm bảo hệ thống chính trị của TP phải thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; những cơ chế, chính sách, việc phân cấp, phân quyền để tăng tính chủ động, tính tự chủ cho TP trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các tồn tại, hạn chế trong phát triển Thủ đô trong thời gian qua; nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư, cơ chế xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô...

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị thể hiện rõ quan điểm đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau mà Ban cán sự đảng UBND TP xin ý kiến, như việc thành lập công ty đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước thuộc TP; Việc TP được quy định tăng thuế và ban hành mới một số loại phí để điều tiết tiêu dùng; Việc thành lập các quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN thuộc TP; Vấn đề nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.