Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội tại Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phát triển nhà ở xã hội là một trong những giải pháp giúp Lâm Đồng giải quyết “bài toán” nhà ở tại đô thị. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án khu dân cư, nhà ở xã hội trên địa bàn TP Đà Lạt thời gian qua xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Phát triển nhà ở xã hội là giải pháp để Lâm Đồng giải quyết nhà ở đô thị.
Phát triển nhà ở xã hội là giải pháp để Lâm Đồng giải quyết nhà ở đô thị.

Khó khăn khi triển khai các dự án nhà ở

Vừa qua, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc, tồn đọng kéo dài liên quan đến các dự án khu dân cư, nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP Đà Lạt.

Theo đó, một số dự án nhà ở điển hình được TP Đà Lạt tập trung quy hoạch gồm: Khu dân cư – tái định cư đường Cao Bá Quát; Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng; Khu dân cư – tái định cư Nguyên Tử Lực – Trần Anh Tông; Khu dân cư số 1, phường 8, thành phố Đà Lạt; Dự án quy hoạch các khu dân cư, NƠXH trên địa bàn thành phố Đà Lạt,...

Mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc đã có Quyết định chủ trương đầu tư nhưng hiện nay các dự án này hầu như đang rơi vào tình trạng trì trệ, chậm tiến độ. Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về những vướng mắc, tồn đọng kéo dài liên quan đến các dự án khu dân cư, nhà ở xã hội nói trên.

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ chủ yếu là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo tiến độ. Các nhà đầu tư chưa thực sự tích cực, quyết liệt để đồng hành cùng chính quyền địa phương huy động nguồn lực tài chính cho công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ các dự án phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư.

Đối với các dự án NƠXH, các vị trí quỹ đất này đa số chưa được đền bù giải phóng mặt bằng và một số vị trí phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch để tổ chức thực hiện. Việc chuẩn bị quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư gặp khó khăn vì nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa bố trí đảm bảo thực hiện.

Ngoài ra, chỉ tiêu quy hoạch xây dựng NƠXH (mật độ xây dựng, tầng cao) thấp, một số vị trí chỉ cho phép xây dựng công trình từ 2 - 3 tầng, do đó chưa phát huy được hiệu quả quỹ đất, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, khó thu hút đầu tư.

Có thể kể đến như, dự án NƠXH Khu dân cư đồi An Tôn, phường 5, thành phố Đà Lạt. Sau khi được bàn giao đất, Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt đã không thực hiện các thủ tục về đất đai, không triển khai thực hiện dự án, không đưa đất vào sử dụng, không hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, không có đủ năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án.

Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Văn bản số 503/UBND-XD ngày 21/01/2022 về việc chấm dứt hoạt động dự án Khu dân cư đồi An Tôn do Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt làm chủ đầu tư. Đến ngày 24/01, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư Khu dân cư đồi An Tôn.

3 dự án tập trung trong năm 2022

Trước những vấn đề trên, Sở Xây dựng Lâm Đồng đề nghị một số giải pháp, cụ thể như sau: Trường hợp nhà đầu tư vi phạm các quy định về đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh thu hồi giao nhà đầu tư khác có năng lực để thực hiện trong trường hợp, hỗ trợ đề xuất hướng giải quyết vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án.

Về vấn đề quỹ đất, Sở Xây dựng đề xuất giao UBND TP Đà Lạt chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, khái toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, Sở cũng đề xuất giao UBND TP Đà Lạt đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch phân khu phù hợp với quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận, đối với dự án chưa có quy hoạch. Đề xuất dự án đầu tư chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư làm cơ sở để tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thành trong quý I, đối với dự án đồi An Tôn (chưa có nhà đầu tư).

Trong năm 2022, tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung phát triển 3 dự án NƠXH tại TP Đà Lạt, đó là: Dự án NƠXH Sào Nam (Khu C3), P.11; dự án CC5 thuộc Khu quy hoạch 5B, P.4; và dự án Khu dân cư đồi An Tôn, P.5. Cả 3 dự án nói trên đều thuộc danh mục các dự án NƠXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Dự án NƠXH Sào Nam thuộc Khu C3, được UBND tỉnh giao UBND TP Đà Lạt điều chỉnh quy hoạch cục bộ phân khu C3. Từ đó, làm cơ sở xây dựng dự án NƠXH quy mô khoảng 600 căn hộ.

Phát triển NƠXH là mục tiêu quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, giúp đáp ứng nhu cầu về nhà ở của cá nhân, hộ gia đình chính sách như người có thu nhập thấp tại đô thị, công nhân khu công nghiệp,... Các dự án này góp phần ổn định đời sống, tinh thần cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.