Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế ven sông Hồng, sông Thái Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những sửa đổi trong Quyết định số 429/QĐ-TTg hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là khu vực ven sông, ven đê.
Quyết định 429/QĐ-TTg mới đây sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương ven sông Hồng, sông Thái Bình
Quyết định 429/QĐ-TTg mới đây sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương ven sông Hồng, sông Thái Bình

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Những điều chỉnh mới nhằm phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương ven hệ thống các sông này.

Để tìm hiểu rõ hơn về Quyết định số 429, PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Công Tuyên (Trưởng phòng quản lý đê điều, Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn về một số điểm mới của Quyết định 429/QĐ - TTg ban hành mới đây?

Quyết định số 429/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung về một trong các giải pháp phòng, chống lũ là sử dụng bãi sông. Phạm vi quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bao gồm địa phận 15 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.

Ông Trần Công Tuyên ((Trưởng phòng quản lý đê điều, Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)Ông Trần Công Tuyên ((Trưởng phòng quản lý đê điều, Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Các khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định được tồn tại, bảo vệ: Được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.

Có thể nói, điểm mới đối với các khu dân cư hiện có là việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu dân cư hiện có sẽ thuộc thẩm quyền của các địa phương theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, tạo điều kiện thuận lợi ổn định đời sống người dân ở các khu vực này.

Đối với các khu dân cư hiện có dọc các hệ thống sông này nhưng chưa có trong quy định, UBND cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau: khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều; diện tích nhỏ hơn 5 ha và có từ 400 người (hoặc 100 hộ) trở lên; diện tích lớn hơn 5 ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp; có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.

- Đối với các địa phương như TP.Hà Nội có diện tích bãi sông lớn thì quy định sẽ ra sao thưa ông?

Tại TP.Hà Nội, các bãi Tàm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm TP. Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại.

Trong đó, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông. Phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.

Các bãi sông được nghiên cứu xây dựng: Các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/giây.

Trong đó, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông. Phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có. Điểm mới của Quyết định 429 là cho phép các địa phương có thể điều chỉnh tăng diện tích xây dựng ở 1 bãi sông cụ thể vượt 5% nhưng phải khống chế tổng diện tích xây dựng của các bãi sông trên tuyến sông đó thuộc tỉnh ko vượt quá 5% để đảm bảo thoát lũ và phải cụ thể hóa trong quy hoạch tỉnh.

Các khu vực bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 26 luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có.

UBND tỉnh rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh; khi sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở, địa phương phải lập dự án đầu tư cụ thể, gửi Bộ NN&PTNT thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.

- Quyết định 429 có thể coi là tháo gỡ và tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế ven sông?

Điểm nổi bật của Quyết định 429 chính là tháo gỡ rất lớn cho các địa phương. Điều này vừa quản lý chặt chẽ, vừa giảm thiểu việc xây dựng vi phạm tràn lan như trước đây. Các địa phương phải quan tâm, cập nhật ngay Quyết định 429 vừa ban hành bởi nếu không sẽ lại vướng và khó khăn cho sự phát triển của địa phương.

Trước hết, những sửa đổi trong Quyết định số 429/QĐ-TTg hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là khu vực ven sông, ven đê.

Tuy nhiên hiện nay cũng là thời điểm nhiều địa phương đã và đang lập quy hoạch tỉnh để trình phê duyệt thì cần đưa ngay phương án phòng, chống lũ vào quy hoạch tỉnh để có cơ sở thực hiện quyết định này.

Ngay cả những địa phương đã lập quy hoạch và đang trình hội đồng thẩm định quốc gia cũng có thể có những đề xuất, báo cáo bổ sung để kịp thời đưa phương án phòng, chống lũ vào quy hoạch chung của địa phương mình.

Tiếp đó, Quyết định số 429/QĐ-TTg được xây dựng trên tinh thần ưu tiên cao nhất là an toàn phòng, chống lũ, cùng với đó những yếu tố để tạo dư địa phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương cũng được cân nhắc kỹ càng hơn. Do đó việc vận dụng thực hiện của địa phương để tối ưu hóa được quyết định này rất quan trọng.

Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ các nội dung, đặc biệt là những đề xuất của địa phương. Quan điểm thực hiện là để giải quyết khó khăn theo cách tháo gỡ chứ không phải thỏa mãn mọi nhu cầu của các địa phương, không để theo hướng triệt để tận dụng bãi, sông. Với quy mô của nền kinh tế hiện nay, nếu để xảy ra vỡ đê thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.