Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm giao thông

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm giao thông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải (GTVT) và Công an Thành phố Hà Nội trong công tác đảm bảo TTATGT, lực lượng Thanh tra giao thông (TTGT) thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn Thành phố. Thanh tra Sở GTVT Hà Nội và Phòng Cảnh sát giao thông – CAHN đã xây dựng và ký kết Kế hoạch số 2688/KHLN-TTS-CSGT giữa 2 đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Lực lượng TTGT Hà Nội tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về TTATGT, vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; vi phạm của người lái xe và các điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện khi lưu thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Lực lượng TTGT kiểm tra tải trọng xe theo chuyên đề

Lực lượng TTGT kiểm tra tải trọng xe theo chuyên đề

Nội dung của Kế hoạch cũng thể hiện nguyên tắc: Thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; tuyệt đối không có hành vi vòi vĩnh, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm. Qua đó tăng cường ý thức của người dân, người điều khiển phương tiện giao thông và chủ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Những kết quả bước đầu đạt được

Với việc tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trên các tuyến đường giao thông huyết mạch thuộc địa bàn thành phố, chia thành 02 nhóm tuyến trải rộng khắp các quận, huyện, thị xã. Việc thành lập 2 tổ công tác liên ngành giữa Thanh tra Sở GTVT và CSGT Hà Nội do 1 cán bộ CSGT làm Tổ trưởng, 1 cán bộ Thanh tra làm Tổ phó đã nâng cao sự gắn kết, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa 2 đơn vị chức năng.

Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm.

Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm.

Công tác phối hợp được triển khai từ ngày 15/8/2023 khi Kế hoạch 2688/TTLN-TTS-CSGT được 2 đơn vị nhất trí ký kết đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TTATGT. Các Tổ công tác liên ngành của 2 đơn vị đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 786 trường hợp, phạt tiền 3.657.400.000 đồng, tạm giữ 17 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 143 trường hợp, tước phù hiệu xe 54 phương tiện. Trong đó, Tổ công tác liên ngành số 2 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 351 trường hợp, phạt tiền 1.910.400.000 đồng, tạm giữ 11 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 55 trường hợp, tước phù hiệu xe 37 phương tiện.

Lực lượng Thanh tra Sở GTVT và CSGT tham gia 2 Tổ công tác liên ngành theo Kế hoạch đã phát huy tốt sức mạnh, giải quyết các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đạt hiệu quả cao, cơ bản tạo sức răn đe, lái xe, chủ doanh nghiệp từng bước ý thức trong hoạt động kinh doanh. Đây là tiền đề để 2 đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Hòa Bình

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Hòa Bình

(PLVN) - Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự phối hợp và tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ nhiệm vụ của địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Đọc thêm

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long
(PLVN) - Nằm nép mình bên sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình tâm huyết với nghề. Nghề đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.