Thanh tra giáo dục theo sát vấn đề của từng cấp học

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Tổng kết công tác thanh tra năm học 2018-2019 khối các sở GD-ĐT năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT cho biết, các sở đã tổ chức 1.098 cuộc thanh tra, trong đó, thanh tra hành chính 312 cuộc, thanh tra chuyên ngành 704 cuộc, thanh tra đột xuất 73 cuộc. 

Nội dung thanh tra tập trung vào việc triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành, một số chuyên đề trọng tâm của công tác quản lý, những vấn đề nóng gây bức xúc như: dạy thêm, học thêm, thu - chi đầu năm học, sử dụng văn bằng chứng chỉ, tuyển dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo…

Tuy nhiên, trong ngành Giáo dục vẫn còn rất nhiều vụ việc như không ít trường tự gắn mác “quốc tế”; việc bát nháo trong đào tạo và cấp chứng chỉ văn bằng 2 ở Trường Đại học Đông Đô; tình trạng lạm thu đầu năm cũng như tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn là chuyện dài chưa hồi kết… 

Vì thế, với công tác thanh tra năm học này, nhiệm vụ đối với từng bậc học được quy định cụ thể. Với bậc mầm non, tập trung thanh tra, kiểm tra việc tổ chức mạng lưới trường lớp học, công tác quản lý nhóm trẻ tư thục; với giáo dục phổ thông thanh tra, kiểm tra việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, công tác tuyển sinh đầu cấp, việc sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, đánh giá xếp loại học sinh các lớp cuối cấp. 

Đọc thêm

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.

Cùng “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gieo mầm hy vọng

Em Lò Ngọc Tuệ Lâm đại diện trẻ em huyện Nậm Nhùn, Lai Châu đưa ra ý kiến về việc bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp cận thuốc lá điện tử. (Nguồn: Plan International Việt Nam)
(PLVN) - Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với trẻ em tỉnh Lai Châu vừa được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Lai Châu phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và tổ chức Plan In- ternational Việt Nam vùng Lai Châu tổ chức đầu tháng 6/2025, ấn tượng của các bác, cô chú người lớn là sự tự tin của các em nhỏ tham gia phiên đối thoại.