Thanh toán điện tử với dịch vụ công: Lợi cả đôi đường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngay đầu năm 2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Trước đó, NHNN cũng đã sớm dẫn dắt sự đổi mới trong thương mại điện tử, nhận được sự đồng hành của toàn hệ thống.

Cho đến nay, Techcombank đang là ngân hàng thương mại điển hình đi sớm và toàn diện, dẫn dắt việc đẩy mạnh các kênh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để vừa tăng tiện ích cho người dân, vừa đảm bảo giao dịch bảo mật nhanh chóng, an toàn, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.

Tiện ích vượt trội từ thanh toán không dùng tiền mặt

Những giải pháp không dùng tiền mặt mà NHNN khuyến khích người dân sử dụng đã minh chứng được sự ưu việt, an toàn và thuận tiện, đặc biệt, rất hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay khi mọi người dân đều được yêu cầu hạn chế đến nơi đông người.

Đồng hành cùng chính sách của Chính phủ và chỉ thị của NHNN, Techcombank đã đầu tư mạnh cho nền tảng số để thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giúp khách hàng không cần trực tiếp đến cửa hàng, siêu thị mà vẫn mua được các nhu yếu phẩm và đồ tiêu dùng cần thiết, tiết kiệm được thời gian và công sức, đảm bảo an toàn sức khỏe, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch. 

Trước đó, tháng 11 năm 2019, Techcombank đã triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa cho thẻ F@stAccess Napas với tất cả chủ thẻ phát hành mới. Theo đó, thẻ chip nội địa đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về an toàn, bảo mật theo Tiêu chuẩn quốc tế EMV, hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng được khuyến khích giao dịch qua kênh thẻ, không dùng tiền mặt để thanh toán và hưởng chính sách hoàn tiền không giới hạn 1% giá trị thanh toán. 

Tới đầu năm 2020, Techcombank tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng thanh toán không tiền mặt, tập trung vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục; các giao dịch chuyển khoản nộp ngân sách nhà nước... 

Chính từ những giải pháp vượt trội trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt,   hiện nay Techcombank là ngân hàng có số lượng khách hàng dùng các kênh giao dịch số E-banking tăng theo cấp số nhân.

Techcombank cũng là ngân hàng số 1 về khối lượng giao dịch qua thẻ visa ghi nợ, cũng như thẻ visa tín dụng; về khối lượng giao dịch dịch vụ ngân hàng di động, thông qua ứng dụng điện thoại rất được ưa chuộng hiện nay là F@st Mobile trên thị trường. Điều này đã thể hiện rõ nét sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng vào các sản phẩm dịch vụ điện tử của ngân hàng.

Sự hỗ trợ đắc lực của các Ngân hàng số cũng là điều kiện để các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các công sở, giảm thời gian và tăng nâng suất phục vụ. 

Thanh toán dịch vụ công: Lợi ích “hoàn lại” cho khách hàng

Đánh giá thêm về việc thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp ưu tiên cho các giao dịch thanh toán dịch vụ công theo chỉ đạo của chính phủ trong thời gian vừa qua, Ông Đặng Công Hoàn – Phó Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng và Tài chính cá nhân Techcombank chia sẻ: “Sử dụng các loại thẻ của ngân hàng, ví điện tử trong mọi hoạt động chi tiêu thanh toán dịch vụ hàng ngày, đặc biệt vào các dịch vụ công luôn được Chính phủ ưu tiên như y tế, giáo dục đang phát triển rộng rãi và thu được nhiều tín hiệu tốt từ thị trường. Đặc biệt, thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng lan tỏa đến đa số người dân, nhờ sự tham gia mạnh mẽ hơn của các ngân hàng trong giai đoạn cả xã hộ đang chịu tác động của Covid 19 thông qua những chương trình ưu đãi hấp dẫn, dài hạn và tiện ích vượt trội từ thẻ thanh toán mà các Ngân hàng đưa ra.”

Để đáp ứng niềm tin của khách hàng, Techcombank tiếp tục phối hợp với các bên đối tác để triển khai các chương trình ưu đãi thường xuyên, liên tục nhằm gia tăng tiện ích và đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch.

Trong năm 2019 và quý 1/2020, Techcombank đã hoàn lại số tiền hơn 300 tỷ đồng để “Cashback” cho khách hàng khi sử dụng thẻ ghi nợ (debit) để thanh toán. Trong đó, khách hàng dùng thẻ để thanh toán các dịch vụ công như: dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, thuế, phí… được hưởng lợi ích đáng kể.

Đơn cử, nếu bệnh nhân dùng thẻ để thanh toán viện phí tại bệnh viện thay vì dùng tiền mặt, nếu giá trị chi phí điều trị là 5 triệu đồng, Techcombank sẽ hoàn lại cho khách hàng 50.000 đồng. Khoản “hoàn lại” này tương đương phí của 15 giao dịch rút tiền ngoại mạng mà khách hàng có thể phải trả nếu rút tiền mặt qua ATM. Phần lợi ích nhận lại như vậy là rất lớn, với toàn bộ các thanh toán cho dịch vụ giáo dục, dịch vụ công khác... 

Cũng trong năm 2019, Techcombank đã triển khai giải pháp kết nối ví điện tử thông qua thẻ nội địa và thẻ visa debit với các đối tác như kết nối thanh toán thẻ nội địa VinID Pay, thanh toán thẻ Debit với Grab by Moca đem tới trải nghiệm mới mẻ và tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ/ hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày.

Song song với đó , chương trình ưu đãi ‘Hoàn tiền không giới hạn 1% cho thẻ ghi nợ’ và chương trình Zero Fee vẫn tiếp tục đem tới lợi ích lớn cho khách hàng với nhiều cải tiến, ưu đãi bổ sung. Quan trọng hơn, vào thời điểm dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp, khách hàng dùng thẻ Techcombank còn giảm thiểu được thời gian giao dịch, có sự thuận tiện và đặc biệt là giảm việc tiếp xúc trực tiếp với người khác, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh thứ phát.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…