Thảnh thơi gánh hoa 70 năm giữa tất bật Hà Thành

Bà Phan Thị Thu (82 tuổi) bên gánh hàng hoa mỗi sớm.
Bà Phan Thị Thu (82 tuổi) bên gánh hàng hoa mỗi sớm.
(PLVN) - Lặng lẽ giữa phố thị xô bồ, xe cộ tấp nập, tôi bắt gặp hình ảnh một cụ bà bên gánh hoa thơm rất đỗi thân thương. Một hình ảnh khiến ta phải lặng dừng đôi chút để ngắm nhìn và nhớ về những con người Hà Thành xưa. Không ồn ào, không gấp gáp, bỗng chốc ùa về một cảm giác bình yên đến lạ…

1- Giữa tiết trời đầu tháng 2 dịu nhẹ, lất phất hạt mưa xuân, mang theo chút gió lành lạnh, tôi tìm đến con phố Hàng Khoai tấp nập, nơi có gánh hoa thơm lâu năm của cụ bà Phan Thị Thu (82 tuổi) – người con gái của làng hoa Ngọc Hà.

Gánh hàng hoa của bà vỏn vẹn chỉ có 4 chiếc rổ nhưng bày rất nhiều loại hoa với đủ màu sắc khác nhau: hoa bưởi trắng muốt, hoa nhài mảnh mai, hoa cúc vàng, hoa sói, hoa móng rồng, hoa trứng gà, hoa hồng quế…

Tùy theo từng mùa,gánh hoa nhỏ của bà đem mùi hương dìu dịu, thanh khiết tỏa khắp một góc phố. Từ góc chợ Đồng Xuân, lâu nay bà dịch xuống ngồi bán cố định tại số 21 Hàng Khoai. 

Gói hoa cúng ngày xuân.
Gói hoa cúng ngày xuân.  

Trong bộ áo cánh mộc mạc, mái tóc bạc trắng được búi cao gọn gàng, giọng nói nhẹ nhàng, gọi em xưng tôi - đúng chuẩn phong cách nền nã của con gái Hà Thành xưa, bà kể tôi nghe về những gánh hoa đã đi qua cuộc đời bà. 

Ngày xưa hoa bà bán đều được hái từ chính vườn nhà bà. Sáng nào bà cũng thức dậy từ 2h sáng thắp đèn dầu hái hoa. Hoa gì cũng có, mùa nào hoa ấy, không thiếu loại nào. Sau này khi làng hoa Ngọc Hà lên phố thì bà ra chợ cóc Hàng Giấy, Kim Mã buôn hoa về bán. Mãi cho đến hơn chục năm nay bà có mối quen lấy hoa, sáng nào người ta cũng đem hoa ra tận nơi giao. Hoađược lấy từ Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, những vùng ven Hà Nội. Với kinh nghiệm lâu năm, bà Thu biết rõ Hoa ở đâu tươi, đẹp và thơm nhất.

2- Khi hỏi về kỉ niệm những ngày đầu đi bán hoa, bà kể: “Năm 13 tuổi khimới đibán hoa, tôi bán ngay ở chợ Đồng Xuân.Hồi đó hôm nào thằng Zin, thằng Bụt (bảo vệ người Pháp)cũng ra đuổi không cho bán. Tôi xách rổ hoa chạy tót vào chợ, đứng nép bên cạnh sạp hàng của tiểu thương khác. Họ thấy tôi nhỏ nhắn nên cũng không đuổi mà cho đứng cạnh bán”. 

Bà chỉ bán từ 7h đến trưa là hết hoa. Cứ 1 hào 1 gói hoa, bà nhận đặt và giao hoa tận cổng nhà cho những khách sống gần đấy như hàng Cá, hàng Thùng, hàng Hòm, hàng Vải, hàng Buồm…Bây giờ có tuổi rồi, bà chỉ bán túc tắc, vui là chính. Bà bán từsáng đến chiều thì về. Nhiều năm bán hoa, biết lựa theo chiều chợ, vậy nên gánh hoa của bà ít khi bị “ế”.

Theo bà Thu, những gia đình Hà Nội xưa ngày nào cũng mua gói hoa thơm đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Bây giờ thì việc mua hoa cúng chỉ còn tập trung vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, việc dùng hoa cúng cũng không còn phổ biến như xưa. Theo thời gian, nét văn hóa này đã dần bị lãng quên. Gói hoa cúng không dùng lọ hay bình để cắm mà dùng đĩa để bày, tẩy chút nước để giữ hoa được lâu hơn. 

Gói hoa cúng ngày hè.
Gói hoa cúng ngày hè.  

Cuộc sống hiện đại với bao thăng trầm và biến động đã qua, không quần là áo lượt, bà vẫn giữ cho mình sự bình dị đáng mến. Một con người sáng tối ngoài chợ, suốt mấy chục năm cuộc đời nhưng cách sống của bà khiến nhiều người phải kính nể. Bán gánh hoa lãi chẳng bao nhưng bà vẫn sẵn lòng bỏ ra chút ít để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hơn. Đôi khi chỉ là mua dùm gói bánh, chai nước… của những người hàng xén, quang gồng quang gánh. 

Bà bảo: “Cuộc sống vô thường, mình phải học cách tự hài lòng với những gì mình có, sân si quá chỉ làm bản thân thêm vất vả. Mình giúp được người ta cái gì thì giúp. Dù xưa có khó khăn, nhưng tôi thấy hài lòng. Tôi sống ở vỉa hè này suốt cuộc đời, vẫn cứ thảnh thơi thế thôi”.

3- Chưa một ngày được đến trường vậy nhưng bà khiến tôi bất ngờ khi cầm tờ báo đọc thành thạo. Bà bảo: “Sở dĩ tôi đọc sõi là vì ngày xưa họ bắt những người đi bán hàng ngoài chợ cũng phải biết chữ, nếu không biết sẽ phải đi học. Vậy nên ngày ngày tôi vừa đi bán hoa vừa bặp bẹ chữ cái. Sau đó, hôm nào cũng mua báo về đọc. Cứ vậy dần dần là biết đọc. Đọc thì tôi đọc được hết, nhưng viết thì tôi không làm được rồi (bà cười)!”.

Gắn bó 70 năm với công việc bán hoa cúng, bà không đổi công việc khác, cũng chưa chịu nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Thời gian đằng đẵng, bà chứng kiến bao dấu mốc lịch sử, chứng kiến bao sự thay da đổi thịt của phố thị. Mọi thứ đều thay đổi theo thời gian, duy chỉ có gánh hoa thơm của bà vẫn còn vẹn nguyên. 

 

Bà “khoe” với tôi về nhữngngười con, đứa cháu của mình. Tôi thấy mắt bà ánh lên niềm hạnh phúc.Giờ gà có con cháu đề huề, sung túc, nhưng vẫn chưa chịu nghỉ ngơi an hưởng tuổi già, vì từ lâu thói quen ngày ngày đi bán hoa thơm đã ăn sâu vào bà.

“Tôi thích thì tôi buôn, con cái không cần phải lo nghĩ. Có những ngày không bán hoa nhưng tôi vẫn ra đây” – bà cười tấm tắc. Có lẽ vì bà tìm được niềm vui trên những gói hoa đưa cho khách - gìn giữ mùi hương Hà Thành xưa giữa lòng Hà Nội tấp nập. Bà nói: “Đi bán hoa quen rồi, ở nhà tôi thấy bứt dứt không yên. Tôi bán lâu rồi nên khách quen nhiều lắm. Tôi sợ tôi nghỉ ở nhà mọi người ra mua hoa về cúng tổ tiên lại chẳng có mà mua.”

Nhắc đến làng hoa Ngọc Hà, gương mặt bà lặng đi chút, bà tâm tình: “Ngày xưa chỉ có con gái làng Ngọc Hà vấn khăn mỏ quạ, mặc áo dài đi bán hoa. Khắp các con phố của Hà Nội lúc ấy đâu đâu cũng thấy có gánh hoa của con gái Ngọc Hà. Vậy mà giờ đây chỉ còn sót lại mỗi gánh hoa của tôi thôi cô ạ! Làng Ngọc Hà cũng chẳng còn mấy hoa nữa”.

Bà trăn trở: “Công việc này đã theo tôi cả một đời, cũng nhờ gánh hoa mà tôi nuôi dạy 5 người con nên người. Ngày nay việc cúng hoa thơm cũng không còn được ưa chuộng như xưa nữa. Vậy nên công việc này với thế hệ bây giờ cũng chẳng mặn mà. Chắc đến lúc tôi không bán nữa thì cũng hết.” – Bà cười nụ.

Nói về thời gian đã đi qua, dù có nhiều vất vả nhưng bà vẫn luôn chọn cho mình cách sống thảnh thơi. Ngày xưa gánh hoa là tấm cơm, manh áo của cả gia đình, bây giờ gánh hoa là niềm vui, là sự an lạc của bà. Bà “sướng” vì con cái của bà đều trưởng thành và nên người. Bà tự hào về cách mà người ngày xưa nuôi dạy con cháu. Có nghèo, có vất vả nhưng không lệch lạc, xa đọa. Cứ bình lặng một cuộc sống vui vẻ đầy an yên.

Không biết có phải do cuộc đời bà gắn bó với muôn hoa hay không, mà ở cái tuổi ngoài 80, bà vẫn giữ được tinh thần lạc quan, vui tươi tràn nhựa sống. Không vội vàng, không ồn ã, bà lặng lẽ ngồi đó giữ trọn vẹn nét đẹp của con người Hà Thành xưa với gánh hoa thơm “kiên định” trước sự xô bồ của thời đại mới. Cuộc sống có thay đổi, xã hội hiện đại và văn minh hơn, nhưngmột điều chắc chắn rằng, khi bà và gánh hoa thơm vẫn còn ở đó, thì mùi hương của Hà Thành xưa vẫn còn được giữ trọn.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...