Thành phố lớn nhất nước Úc bị biến thể Delta "chia cắt"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không chỉ chia cắt về mặt không gian, biến thể Delta đã và đang chia cắt thành phố Sydney cả về mặt xã hội, khi những người tị nạn cảm thấy họ bị áp dụng những chính sách kiểm soát đại dịch COVID-19 khắt khe hơn.

“Chúng tôi không phải là virus”

Ngày 10/8, trên bãi cát của bãi biển Bondi, một trong những vùng ngoại ô giàu có nhất của Sydney, những người lướt sóng và đi bộ bên bờ biển chen lấn để có không gian, trong khi những người chạy bộ làm tắc nghẽn lối đi dạo gần đó và những người yêu thích thể dục tụ tập xung quanh các thiết bị tập thể dục công cộng.

Trong khi đó, ở phía Tây, nơi lây nhiễm COVID-19 nhiều nhất, hàng loạt cửa hàng trên những con đường vắng buộc phải đóng cửa. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người di cư nhất của Úc phải áp dụng các đợt “lockdown” (phong tỏa) nghiêm ngặt, dưới sự giám sát của lực lượng cảnh giới cao do Quân đội hỗ trợ.

Ông Bilal El-Hayek và chiếc xe phân phối thực phẩm cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ông Bilal El-Hayek và chiếc xe phân phối thực phẩm cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ông Bilal El-Hayek, một ủy viên Hội đồng chính quyền phía Tây thành phố Sydney, người dành phần lớn thời gian để giúp cung cấp các gói thực phẩm cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cho biết: “Hiện nay, cộng đồng ở đây thực sự đang gặp khó khăn và họ cảm thấy bị áp lực kép”.

“Bạn có thể thấy, rất nhiều người trên bãi biển phía Đông trong những bức ảnh và video được đăng tải, trong khi ở đây đường phố hoàn toàn vắng vẻ”, ông phản ánh.

Sydney - thành phố lớn nhất của Úc với 5 triệu dân đang phải vật lộn để kiềm chế đợt bùng phát đại dịch tồi tệ nhất, thì những chính sách hạn chế khắc nghiệt hơn, cứng rắn hơn ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã gây ra sự phẫn nộ trong những người dễ bị tổn thương nhất. Cảm giác này vẫn nguyên vẹn kể từ khi biến thể Delta bắt đầu bùng phát ở Bondi, từ một người vận chuyển tại sân bay không đeo khẩu trang, không được tiêm chủng.

Mặc dù toàn bộ Sydney đang bị phong tỏa nhưng có khoảng 1,8 triệu người ở phía Tây đa dạng về sắc tộc bị cấm rời khỏi nơi ở và làm bất kỳ công việc trực tiếp nào. Công nhân được phép lao động thì phải được kiểm tra ba ngày một lần và đeo khẩu trang khi làm việc bên ngoài nhà.

Elfa Moraitakis, Giám đốc điều hành của SydWest Multiticultural Services, nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc và định cư cho người tị nạn, cho biết: Những cộng đồng tị nạn đã đến đây 40 năm trước cảm thấy họ trở thành mục tiêu của những chính sách hạn chế.

Mervat Altarazi, một người tị nạn Palestine, đồng thời là nhân viên phụ trách vụ việc của SydWest, chia sẻ: Sự hiện diện của cảnh sát và quân đội đã khiến khách hàng của cô, trong đó có nhiều người đến từ các quốc gia như Iraq và Syria, cảm thấy sốc bởi họ tin rằng họ đã đến một đất nước tự do nhưng bây giờ lại phải đối mặt với những gì họ từng phải đối mặt ở quê hương của mình. “Một số người trong số họ nói với tôi: Chúng tôi không phải là virus”, Mervat kể.

Không mong hưởng phúc lợi từ Chính phủ

Cảnh sát bang New South Wales đã từ chối bình luận dù họ đã công khai thông tin có khoảng 300 nhân viên lực lượng quốc phòng giúp kiểm tra sự tuân thủ và không mang vũ khí.

Gọi phía Tây Sydney là “trung tâm của nước Úc đa văn hóa”, ông Tim Soutphommasane, nguyên Ủy viên phân biệt chủng tộc liên bang, giãi bày trong một email: “Nếu chúng tôi không làm đúng, chúng tôi sẽ phá hoại kết cấu xã hội của thành phố này trong nhiều năm tới”.

Quang cảnh vắng vẻ trên đường phố Canterbury - phía Tây Nam Sydney.

Quang cảnh vắng vẻ trên đường phố Canterbury - phía Tây Nam Sydney.

Các lệnh phong tỏa trên thực tế đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Úc. Chính phủ liên bang đã phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu ủng hộ thấp nhất trong nhiều năm và các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào đầu năm 2022. Tất cả được cho là yếu tố có thể góp phần vào cuộc suy thoái lần thứ hai trong hai năm qua.

Theo Business Western Sydney (BWS) - một hiệp hội ngành hàng, phía Tây Sydney có 3/4 cư dân ở một số vùng ngoại ô là người sinh ra ở nước ngoài, đóng góp khoảng 7% vào nền kinh tế quốc gia 1,6 nghìn tỷ đô la Úc (1,2 nghìn tỷ USD), với nhiều trung tâm hậu cần và sản xuất lớn.

Trước khi lockdown, 3/4 trong số 1 triệu công nhân của khu vực này vẫn đều đặn đi làm hàng ngày. Nhưng Giám đốc điều hành BWS, David Borger, cho biết: “Những người lao động này đã đi từ việc đi làm kiếm tiền lương sang xếp hàng để được hưởng phúc lợi lần đầu tiên trong đời”.

Chính quyền bang New South Wales cho biết họ sẽ cho phép 80.000 công nhân xây dựng từ phía Tây trở lại các địa điểm làm việc sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, với tình trạng thiếu nguồn cung và thay đổi lời khuyên về vaccine cho những người dưới 40 tuổi, thì chưa đến 1/6 thanh niên Úc được tiêm cả hai mũi vaccine.

Các nhà hàng trên toàn thành phố bị cấm không cho khách ngồi và hiện chỉ dựa vào việc bán đồ ăn mang đi để tồn tại, nhưng thu nhập của người dân ở phía Tây thành phố bị suy giảm, cùng với việc di chuyển bị hạn chế, đã khiến doanh thu các nhà hàng sụt giảm nghiêm trọng.

Một quy tắc áp dụng cho phía Tây, một quy tắc áp dụng cho phía Đông”, Abdul Eldick, người 12 năm sở hữu nhà hàng Little Tripoli đến từ Lebanon, phàn nàn và quả quyết: “Tôi không cần tiền của Chính phủ. Tôi có thể tự kiếm tiền. Chỉ cần trả lại công việc kinh doanh cho tôi”.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.