Thành phố Hưng Yên: Lợi thế tạo sức hút của một đô thị bình yên và hưng thịnh

Thành phố Hưng Yên: Lợi thế tạo sức hút của một đô thị bình yên và hưng thịnh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đang thay đổi nhanh về diện mạo, ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại hơn. Với nhiều tiềm năng và lợi thế riêng, thành phố Hưng Yên là điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, khẳng định sức hút của một đô thị bình yên và hưng thịnh.

5 năm gặt hái nhiều thành tựu

Với truyền thống của thành phố anh hùng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thành phố Hưng Yên đã đoàn kết, quyết tâm nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2021). Diện mạo kinh tế - xã hội của thành phố Hưng Yên đã có những chuyển biến vượt bậc.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân tăng 11,6%. Trong đó: Thương mại - dịch vụ bình quân tăng 16,52%/năm; Công nghiệp, xây dựng bình quân tăng 11,5%/năm; Nông nghiệp bình quân tăng 2,7%/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng 46,1%; Thương mại - Dịch vụ 48,2% - Nông nghiệp 5,7%.

Đến năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 2.200 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt ước đạt 96 triệu đồng/năm. Giá trị bình quân trên một ha canh tác ước đạt 258 triệu đồng/năm.

Một góc trung tâm thành phố Hưng Yên. Ảnh: H.A

Một góc trung tâm thành phố Hưng Yên. Ảnh: H.A

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc tích cực. Đến năm 2021, có 8/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt đủ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị được chú trọng bằng việc hoàn thiện các hạng mục công trình, tổng kinh phí đầu tư phát triển đô thị đạt 4.493 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 1.924 tỷ đồng với 26 dự án, đưa tổng số vốn đầu tư hiện nay toàn thành phố là 5.706 tỷ đồng với 86 dự án.

Chi ngân sách đảm báo đúng quy định bình quân đạt 957,619 tỷ đồng/năm. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên được thực hiện chặt chẽ. Các hoạt động bảo vệ môi trường được chú trọng triển khai…

Một góc thành phố Hưng Yên nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Một góc thành phố Hưng Yên nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt những thành tựu đáng kể. Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì ở tốp đầu của tỉnh. Khoa học công nghệ được đẩy mạnh ứng dụng trong thực tiễn. Sự nghiệp y tế không ngừng được nâng cao.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng nâng cao chất lượng. Thiết chế văn hóa của các phường, xã, thôn, khu phố được xây dựng và củng cố.

Chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo thực hiện đầy đủ, kịp thời. Thực hiện tốt các chương trình lao động, việc làm. Số hộ nghèo từ 3,2% (năm 2016) giảm xuống còn 1,12% (năm 2021).

Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được tăng cường. An ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, không để xảy ra diễn biến phức tạp, bất ngờ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện diễn ra trên địa bàn.

Hoạt động của chính quyền ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động của HĐND ngày càng cải tiến về phương pháp giúp nâng cao chất lượng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND từ thành phố đến cơ sở được nâng lên.

Nhiều tiềm năng và lợi thế

Thành phố Hưng Yên nằm ở phía Nam tỉnh Hưng Yên, với diện tích tự nhiên hơn 7.386 ha, dân số khoảng 119.850 người tính đến năm 2021. Trong mối quan hệ vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Hưng Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố Hưng Yên có vị trí địa lý tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông quốc gia như: Quốc lộ 39, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38B, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cao tốc Tây Bắc - QL5B, Đường sắt nội vùng - tuyến số 6; đường thủy có sông Hồng để phát triển giao thương trong nước và quốc tế…

Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng của thành phố Hưng Yên. Ảnh: H.A
Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng của thành phố Hưng Yên. Ảnh: H.A

Địa hình thành phố Hưng Yên khá bằng phẳng, với nhiều cảnh quan đẹp, như: Khu vực hồ Bán Nguyệt, hồ An Vũ, sông Hồng cùng với hệ thống mặt nước hồ, ao, sông ngòi tương đối phong phú là những lợi thế tự nhiên cho phát triển tạo dựng không gian cảnh quan thành phố.

Đặc biệt sông Hồng chảy qua địa bàn thành phố đã làm nên nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là con sông huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa phương.

Thành phố Hưng Yên có 182 di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt trong đó có Khu di tích Phố Hiến được công nhận là khu Di tích quốc gia đặc biệt, là một quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu mang những dấu ấn riêng, thể hiện những giá trị độc đáo trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam. Những công trình như: Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Trần, Đền Mẫu là những công trình đã được tu bổ, tôn tạo tổng thể để bảo vệ, gìn giữ cho kho tàng di sản quý giá của vùng đất văn hiến.

Quy hoạch chi tiết không gian, kiến trúc khu vực đền Trần, đền Mẫu và công viên Hồ Bán Nguyệt. Ảnh: H.A

Quy hoạch chi tiết không gian, kiến trúc khu vực đền Trần, đền Mẫu và công viên Hồ Bán Nguyệt. Ảnh: H.A

Bên cạnh đó, thành phố Hưng Yên còn là địa danh gắn liền với cây nhãn đặc sản nổi tiếng. Đây là điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng với các loại hình du lịch văn hóa lịch sử gắn với du lịch đường sông, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng...

Về kinh tế - xã hội, thành phố Hưng Yên được định hướng là trung tâm cấp Vùng về giáo dục đào tạo và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp phía Đông Nam của Vùng Thủ đô Hà Nội (Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050).

Độc đáo đảo cò ở giữa lòng thành phố Hưng Yên. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Độc đáo đảo cò ở giữa lòng thành phố Hưng Yên. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Xây dựng TP. Hưng Yên giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Những thành tựu đã đạt được cùng với những lợi thế và tiềm năng hiện có của thành phố là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân thành phố Hưng Yên xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2025.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, dự báo tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp; tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân thành phố phải tăng cường đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Mục tiêu của thành phố Hưng Yên là phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh để thành phố Hưng Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; phấn đấu xây dựng thành phố Hưng Yên trở thành đô thị loại II vào năm 2025.

Các mục tiêu cụ thể được Đảng bộ thành phố đặt ra, có thể kể đến tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm; trong đó: Thương mại - dịch vụ tăng trung bình 13%/năm; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 10%/năm; nông nghiệp tăng từ 2,6%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành lớn: Thương mại - dịch vụ 50,5%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 44,5%; nông nghiệp 5%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 10,5%/năm; đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 2.745 tỷ đồng; thu ngân sách theo nhiệm vụ được giao hàng năm tăng trên 10,5%. Tổng sản phầm bình quân đầu người, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 126 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo, phấn đấu dưới 1%.

Các mục tiêu cụ thể trong các lĩnh văn hóa, xã hội, giáo dục… cũng được Đảng bộ thành phố Hưng Yên vạch ra cụ thể, để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, xây dựng thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.