Thành phố Hồ Chí Minh: Lo ngại học sinh dùng chất gây nghiện, chất cấm

Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử trước cổng trường học. (Nguồn ảnh: SKĐS)
Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử trước cổng trường học. (Nguồn ảnh: SKĐS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng học sinh dùng chất cấm, chất gây nghiện đã là một thực trạng đáng lo ngại và có nguy cơ bùng phát bên ngoài khuôn viên trường học.

Nguy cơ trước cổng trường

Tại quán cà phê trước cổng một trường THCS ở quận 4, TP Hồ Chí Minh sau giờ tan học, em Tr. M. K., học sinh lớp 8 của trường tụ tập cùng một nhóm bạn cùng lớp phì phèo hút thuốc lá điện tử. K. cho biết, đây là thói quen của K. và nhóm bạn thân gần nửa năm nay và cả nhóm đã thử dùng qua các loại thuốc lá điện tử đời mới, từ liều nhẹ đến liều nặng. Theo K., cả nhóm hút thuốc lá điện tử không phải vì nghiện, mà vì thích cảm giác hút thuốc, thấy “hay hay” khi dùng, đặc biệt là bạn bè xung quanh dùng nhiều nên cũng dùng để không bị “tụt hậu”.

Vấn nạn hút thuốc lá điện tử trong học sinh đang gây “đau đầu” cho cả phụ huynh lẫn nhà trường. Càng ngày càng nhiều loại thuốc lá điện tử đời mới được sản xuất, mẫu mã đa dạng, nhiều hương vị, cách hút, tạo “trend” trong giới trẻ, thu hút các em học sinh đang độ tuổi thích thể hiện, thích bắt chước.

Tuy nhiên, thuốc lá điện tử chỉ là một khía cạnh trong câu chuyện sử dụng chất cấm, chất gây nghiện của học sinh. Ở tuổi đang lớn, các em dễ dàng bị dụ dỗ, sa đà vào các chất cấm như cỏ Mỹ, cần sa, ma tuý tổng hợp… Ngoài ra còn có các biến tướng khác của ma tuý, hay còn gọi “ma tuý núp bóng”. Các loại ma tuý này có thể trà trộn vào trong thuốc lá điện tử, cũng có thể được pha trộn vào trong các loại bánh, kẹo, nước uống… và bán gần các trường học. Gần đây, tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra tình trạng nhiều học sinh chóng mặt, nôn ói… do sử dụng nhầm các chất ma tuý này. Đáng ngại hơn là tình trạng học sinh bị dụ dỗ sử dụng ma tuý, sau đó tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý. Tại nhiều tỉnh, thành, cơ quan công an đã phát hiện những đường dây buôn bán ma tuý có học sinh tham gia.

Theo thống kê của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay khoảng 95% người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, trong số này có tới 70 - 75% là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Con số này đáng báo động không chỉ đối với các gia đình có con em đang tuổi đi học mà còn là mối lo chung cho toàn xã hội.

Tăng cường phòng tránh

Thời gian qua, các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục học sinh về tác hại của ma tuý và sự cần thiết tránh xa ma tuý. Các buổi nói chuyện của các chuyên gia, nhiều hoạt động ngoại khoá, diễn kịch xoay quanh chủ đề ma tuý cũng đã được tổ chức trong trường học. Trong khuôn viên nhà trường, việc kiểm soát học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, chất cấm, chất gây nghiện đã được hầu hết các trường thực hiện nghiêm ngặt.

Trả lời báo chí, một cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, thuốc lá điện tử và một số loại “ma tuý núp bóng” có thể mua một cách dễ dàng bởi học sinh. Trong khi đó, ngành Giáo dục chỉ có thể kiểm soát các em trong khuôn viên nhà trường. Để ngăn chặn triệt để, cần có sự phối hợp của nhà trường, gia đình và các lực lượng khác như công an, y tế.

Vừa qua, Công an TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm hướng dẫn nhận diện, phòng tránh tình trạng học sinh sử dụng ma tuý. Cụ thể: Công an TP Hồ Chí Minh đã đưa ra các dấu hiệu nhận diện học sinh có sử dụng ma tuý dựa vào những biểu hiện bên ngoài của các em để gia đình, nhà trường dễ nhận biết; Đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên cập nhật các loại ma túy mới, theo dõi, giám sát con em, người thân của mình trước các loại ma túy biến tướng, tích cực vận động phát hiện các trường hợp nghiện. Đồng thời, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị các dịch vụ kinh doanh có điều kiện và các hộ kinh doanh khác tuyệt đối không được tham gia mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại thực phẩm, thuốc lá điện tử, thuốc kích thích (có thể là “ma túy núp bóng”) trôi nổi không rõ nguồn gốc…

Tập huấn quy mô lớn về phòng, chống tội phạm và ma túy trong trường học

Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM sẽ tổ chức đợt tập huấn quy mô lớn về phòng, chống tội phạm và ma túy bắt đầu từ 27/11, kéo dài gần 1 tháng. Tập huấn có sự tham gia của 500 giáo viên, 2.400 học sinh, học viên các trường THPT công lập và ngoài công lập, học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Nội dung tập huấn xoay quanh việc truyền thông giáo dục cho học sinh, sinh viên về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma túy; hậu quả, tác hại của việc sử dụng, sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; cách nhận biết và phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử… Đặc biệt, tập huấn sẽ hướng dẫn thông tin chi tiết về các loại ma túy và một số loại ma túy gây ảo giác dưới các dạng thực phẩm; tội phạm liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện hiện nay và một số giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.