Thanh niên tham gia tích cực vì khí hậu

Các chuyên gia lĩnh vực biến đổi khí hậu trao đổi tại Lễ công bố báo cáo của công tác thanh niên về chính sách khí hậu. (Ảnh: PV)
Các chuyên gia lĩnh vực biến đổi khí hậu trao đổi tại Lễ công bố báo cáo của công tác thanh niên về chính sách khí hậu. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với sự sáng tạo và sức trẻ năng động, thanh niên Việt Nam được coi là lực lượng nòng cốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia tích cực vì khí hậu suốt thời gian qua.

Nỗ lực giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Đứng trước xu thế biến đổi khí hậu và trong bối cảnh toàn cầu mới, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta đang được đặt ở vị trí trung tâm, hướng tới thực hiện mục tiêu toàn cầu và được thực hiện hiệu quả, thực chất và minh bạch. Đồng thời nhằm đạt mục tiêu “Net zero” vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực huy động sự tham gia cũng như đặt ra những nền tảng đối thoại trong vấn đề về chuyển dịch năng lượng với các bên liên quan và bảo đảm sự công bằng.

Trong đó, thanh niên Việt Nam là lực lượng nòng cốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng và tham gia tích cực vì khí hậu suốt thời gian qua. Với sự sáng tạo và năng động đầy sức trẻ, thanh niên Việt Nam đã và đang tiên phong tìm hiểu, tham gia vào các giải pháp hiện có cũng như xây dựng những giải pháp mới trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, với nhiều dự án dựa vào tự nhiên.

Mới đây, thông tin trong Lễ công bố báo cáo của công tác thanh niên về chính sách khí hậu do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức đã cho thấy giới trẻ ở Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp. Hai báo cáo “Thanh niên trong chuyển đổi năng lượng công bằng” và “Thanh niên trong giáo dục về biến đổi khí hậu” dựa trên các khảo sát và phỏng vấn chi tiết với hơn 1.260 thanh niên trên khắp Việt Nam.

Cụ thể, báo cáo “Thanh niên trong chuyển đổi năng lượng công bằng” đã chỉ ra vai trò quan trọng của thanh niên với tư cách là những người ủng hộ, nhà giáo dục, nhà đổi mới và nhà lãnh đạo trong các hoạt động sử dụng năng lượng bền vững. Báo cáo ghi nhận sự nhiệt tình tham gia của thanh niên, đồng thời cũng kêu gọi sự chú ý đến khoảng cách đáng kể về kiến thức kỹ thuật và kỹ năng xanh cần thiết cho công việc tương lai trong lĩnh vực năng lượng bền vững.

Mặt khác, báo cáo “Thanh niên trong giáo dục về biến đổi khí hậu” nhấn mạnh nhu cầu lớn của thanh niên về học tập, trải nghiệm và tiềm năng của thanh niên nông thôn trong việc thực hiện hành động tại địa phương để giải quyết các vấn đề môi trường. Báo cáo hoan nghênh việc tích hợp nội dung biến đổi khí hậu gần đây vào chương trình giảng dạy, công nhận vai trò của số hóa trong việc tăng cường học tập về biến đổi khí hậu, ủng hộ việc mở rộng và chính thức hóa các tài nguyên trực tuyến vào hệ thống giáo dục.

Tại lễ công bố, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam khẳng định sự tham gia hiệu quả của thanh niên: “Khi Việt Nam hướng tới một tương lai phát thải ít carbon, thông điệp từ thanh niên rất rõ ràng. Chúng ta không chỉ nên ghi nhận mà cần tích cực đầu tư vào khả năng của thế hệ trẻ trong việc đóng vai trò có ý nghĩa trong quá trình chuyển đổi năng lượng. UNDP sẵn sàng làm cầu nối để thanh niên Việt Nam tiếp cận và truyền tải kiến thức cũng như sự năng động của mình vào việc thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng JETP của Việt Nam”.

Cần nâng cao kiến thức của thanh niên

Qua hai bản báo cáo có thể thấy thanh niên là lực lượng mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi, đại diện cho một bộ phận đáng kể dân số Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức, hạn chế khiến thanh niên chưa thể phát huy tối đa vai trò của mình trong hoạt động biến đổi khí hậu.

Đơn cử trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng công bằng, phần lớn các sáng kiến, hành động bảo vệ môi trường của thanh niên đến từ nhận thức và kiến thức bản thân. Tuy nhiên, thanh niên vẫn còn thiếu kinh nghiệm cũng như sự tương tác với các bên liên quan… Vì vậy, khi thanh niên muốn tham gia các hoạt động, dự án về bảo vệ môi trường hay chuyển đổi năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời… đều chưa đạt hiệu quả cao.

Trước những hạn chế trên, ông Đào Mạnh Trí, Trưởng nhóm Nghiên cứu về Chuyển đổi năng lượng công bằng (YPWG) đề xuất một số khuyến nghị chính sách thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Trong đó, cần xây dựng cầu nối, đẩy mạnh sự hợp tác đa bên, thắt chặt mối quan hệ giữa Chính phủ với tư nhân với các trường đại học. Sự kết hợp đa ngành tạo ra một nền tảng vững chắc cho bất cứ chương trình thực tập, sáng kiến nghiên cứu hay khởi nghiệp ở thanh niên.

Đối với lĩnh vực giáo dục biến đổi khí hậu, bà Lương Nguyễn Ngọc Mai, đại diện nhóm Nghiên cứu Giáo dục biến đổi khí hậu (YPWG) chỉ ra rằng thời gian qua hệ thống giáo dục Việt Nam đã tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy, số hoá học tập về biến đổi khí hậu… Tuy nhiên, nhóm cho rằng vẫn cần cải thiện một số mặt hạn chế đối với các kiến thức của học sinh, sinh viên về biến đổi khí hậu.

Qua đó, bà Lương Nguyễn Ngọc Mai đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường nhận thức cho học sinh, sinh viên về giáo dục biến đổi khí hậu, bao gồm: tăng cường hoạt động giáo dục và truyền thông về chuyển đổi xanh, chuyển dịch xanh hướng tới phát triển bền vững; tăng cường hợp tác phát triển chuyên môn, kỹ thuật và tài chính trong việc nhân rộng các chương trình học tập liên quan; tổ chức phát triển các công cụ học tập, chuyển đổi số về môi trường và biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu cần phải được nghiên cứu để đưa vào làm môn học bắt buộc, đồng thời tập huấn, rèn luyện kỹ năng cho cả giáo viên, giảng viên.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.