Thanh niên phải là công dân toàn cầu, mang tâm hồn Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm tại ĐH Hội LHTN Việt Nam lần IX. (Ảnh: Đ.Hải)
Tổng Bí thư Tô Lâm tại ĐH Hội LHTN Việt Nam lần IX. (Ảnh: Đ.Hải)
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt trọn niềm tin vào thanh niên. Người khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của thanh niên và có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để thanh niên, những tài năng trẻ sẵn sàng tiên phong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển, bảo Tổ quốc thân yêu của chúng ta...

Bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng và khát vọng cống hiến trong thanh niên

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao. Đảng, Nhà nước xác định rõ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là trụ cột quan trọng, là giải pháp chủ đạo, là phương thức đột phá để đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra...

Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, đã khẳng định: “Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội”.

Tổng Bí thư viết tiếp: “Trong giai đoạn mới hiện nay, vai trò của lực lượng thanh niên càng trở nên quan trọng. Thanh niên là trụ cột để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, là nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất mới, đồng thời là đội ngũ tiên phong tham gia các lĩnh vực mới. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quan trọng trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam”. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ những cơ hội và cả thách thức mà những người trẻ cần nắm bắt để có nhận thức và hành động đúng đắn, sáng tạo: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ mai một đáng kể. Hiện tượng giao lưu, hội nhập văn hóa trên quy mô toàn cầu mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội nhưng cũng đồng thời tạo ra những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Các xu hướng văn hóa ngoại lai, nếu không được tiếp nhận một cách tỉnh táo và có chọn lọc, có thể làm lu mờ, thậm chí làm xói mòn những nét đẹp vốn có của văn hóa dân tộc. Sự phổ biến của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và giải trí quốc tế khiến cho nhiều người trẻ ngày càng xa rời những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, như các loại hình nghệ thuật truyền thống, lễ hội dân gian, ẩm thực truyền thống và cả những giá trị đạo đức, tinh thần đoàn kết cộng đồng vốn là nét đẹp riêng của người Việt. Tệ nạn xã hội, tỷ lệ phạm tội trong giới trẻ ngày càng diễn biến phức tạp và đang len lỏi vào đời sống của một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên, làm suy yếu nòi giống của dân tộc”.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược. Trước hết, cần đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo nhằm phát triển trí tuệ và tri thức. Hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức và thẩm mỹ để hình thành những cá nhân toàn diện. Đồng thời, việc thúc đẩy tinh thần tự học, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập toàn diện cũng là nhiệm vụ then chốt. Để xây dựng lực lượng tinh hoa, chúng ta cũng cần có các chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài trẻ trở về từ nước ngoài, xây dựng đội ngũ nhân lực có khả năng cạnh tranh toàn cầu”.

Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thanh niên phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa về đức - trí - thể - mỹ. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Hơn hết, chính thanh niên mới là lực lượng quyết định thành công của các mục tiêu, tầm nhìn này. Mọi thanh niên Việt Nam cần chủ động học tập, rèn luyện và không ngừng phấn đấu để khẳng định bản thân. Thế hệ trẻ cần tự tin bước ra thế giới, mang theo hành trang là tri thức sâu rộng, thể chất khỏe mạnh và tâm hồn giàu bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời phải rèn luyện bản thân trở thành những công dân toàn cầu mang tâm hồn Việt, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Tổng Bí thư tin tưởng, với tầm nhìn đó, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước sẽ là cột mốc quan trọng mà đất nước ta hướng tới với niềm tự hào và kỳ vọng. Trên chặng đường 20 năm tiếp theo hướng tới cột mốc đó, chúng ta cùng chia sẻ chung một khát vọng: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam xuất sắc về trí tuệ, vượt trội về thể chất và đậm đà bản sắc văn hóa, đủ sức tự tin và bản lĩnh sánh vai cùng bạn bè quốc tế, góp phần đưa đất nước vươn tới hùng cường và phát triển.

Chính phủ “đặt hàng” đối với thanh niên

Cùng với đó, trong Tháng Thanh niên vừa qua,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi đối thoại năm 2025 “Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Từ khi ban hành Luật Thanh niên năm 2020, đây là lần thứ ba Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam. Theo Thủ tướng, điều này tiếp tục khẳng định sự quan tâm, kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của nước nhà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa, động viên các đại biểu là người khuyết tật nhưng đã vượt khó, vươn lên trong lao động, học tập. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa, động viên các đại biểu là người khuyết tật nhưng đã vượt khó, vươn lên trong lao động, học tập. (Ảnh: VGP)

Thanh niên hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời đại khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích, nòng cốt, là lực lượng có sức sáng tạo vô hạn, có khả năng tiếp cận nhanh và làm chủ về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số quốc gia. Trong thời gian qua, thanh niên Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong với “6 dấu ấn” nổi bật: Đột phá trong học tập, nghiên cứu và phát triển công nghệ: Các startup công nghệ do thanh niên lãnh đạo đã triển khai nhiều dự án AI và công nghệ số với tổng giá trị đầu tư lên tới hàng chục triệu USD (ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu y tế và nông nghiệp thông minh, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu chi phí vận hành).

Phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh: Một số sản phẩm khởi nghiệp công nghệ số của thanh niên thành công bước đầu như ví điện tử Momo, nền tảng quản trị doanh nghiệp Base.vn; nền tảng chia sẻ kiến thức Got It. Nhiều doanh nghiệp số thành công do thanh niên làm chủ như Tiki.vn, Be Group, VNG Corporation.

Đặc biệt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình, giải thưởng tôn vinh các ý tưởng đổi mới sáng tạo và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Trong đó, đã triển khai gần 1,6 nghìn hoạt động, hỗ trợ cho gần 96 nghìn đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp sáng tạo; hiện thực hóa gần 59 nghìn ý tưởng, sáng kiến với tổng giá trị hỗ trợ gần 111 tỷ đồng; ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam” với 11 triệu tài khoản sử dụng.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Thanh niên đi đầu trong việc số hóa dữ liệu về các di sản văn hóa, các địa chỉ đỏ; tạo nhiều nền tảng trực tuyến đã giới thiệu nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương. Nhiều nghệ sĩ trẻ đã kết hợp, lồng ghép âm nhạc dân gian với nhạc đương đại, thu hút số lượng kỷ lục người xem...

Nhiều nhà khoa học trẻ Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao, được quốc tế ghi nhận. Tích cực tham gia tiến trình chuyển đổi số quốc gia và các hoạt động tình nguyện: Mạng lưới kết nối trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành; Tổ công nghệ số cộng đồng, Mạng lưới Trí thức trẻ tham gia xây dựng nông thôn mới, Đội hình tình nguyện “Bình dân học vụ số”… Nhiều sáng kiến năng lượng tái tạo, mô hình kinh tế tuần hoàn do thanh niên khởi xướng đang được nhân rộng.

Thủ tướng nêu rõ, để khuyến khích thanh niên chủ động, tích cực tham gia phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số quốc gia, thời gian tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất là, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số; coi đây là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” và “đột phá của đột phá”. Thứ hai là, phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia sâu rộng vào phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số quốc gia. Thứ ba là, đầu tư phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo với “5 chủ động” trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thủ tướng nêu 3 yêu cầu “đặt hàng” đối với thanh niên Việt Nam: Một là, thanh niên Việt Nam đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa, đã tiên phong rồi phải tiên phong hơn nữa. Hai là, thanh niên Việt Nam phải có tư duy sáng tạo, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng bằng những sản phẩm, công trình cụ thể, hiệu quả. Tận dụng tốt cơ hội, phản ứng chính sách phù hợp, linh hoạt, hiệu quả. Ba là, thanh niên Việt Nam phải phát huy tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”; phải có tư tưởng “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể”. Tuổi trẻ hãy giữ “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng; coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm; nỗ lực vượt qua giới hạn của chính mình để không ngừng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, thanh niên Việt Nam thời đại mới, với bản lĩnh “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, viết tiếp những trang sử hào hùng mới của dân tộc...

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng triển khai Đề án tổ chức quân sự 'tinh, gọn, mạnh'

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
(PLVN) - Sáng 24/6, tại Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan quân sự địa phương. Theo đó, các Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) trực thuộc Bộ CHQS cấp tỉnh được thành lập, thay thế mô hình Ban CHQS cấp huyện. Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.