Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là đột phá trong tư duy phát triển đô thị

Một góc thành phố Huế.
Một góc thành phố Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự đổi mới đột phá trong tư duy về phát triển đô thị; góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi lên trực thuộc Trung ương, tính chất đô thị Huế là đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương có yếu tố đặc thù; là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đồng thời là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Không gian đô thị của Huế sẽ phát triển theo mô hình “Chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, hành lang giao thông kết hợp với các trung tâm động lực”. Các đô thị được phát triển đồng bộ, có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.

Cấu trúc không gian đô thị gồm: 1 hệ thống di sản đồng bộ, 2 không gian sinh thái cảnh quan, 3 hành lang kinh tế, 3 trọng điểm phát triển đô thị và 4 phân vùng quản lý phát triển, phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản tại Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng

Công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản tại Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng

Tại chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc thành lập TP Huế trực thuộc trung ương. Theo đó, TP Huế trực thuộc Trung ương được lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích là 4.947 km2 và dân số 1,23 triệu. Sau thành lập, TP Huế trực thuộc Trung ương có hai quận, ba thị xã và bốn huyện. TP Huế trực thuộc trung ương đã đạt đủ các tiêu chuẩn của "đô thị di sản", gồm tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc; thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương là cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội rất quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời là động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc Cố đô để phát triển nhanh, bền vững, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.

Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương là cơ sở để tổ chức chính quyền đô thị mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu “Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao” theo định hướng tại Nghị quyết số 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị.

Huế đã hình thành, phát triển được các trung tâm về văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học

Huế đã hình thành, phát triển được các trung tâm về văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban tán thành đề xuất thành lập TP Huế trực thuộc trung ương để bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Chủ trương này thể hiện sự đổi mới đột phá trong tư duy về phát triển đô thị, góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc.

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã bảo đảm các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...; đồng thời, tán thành với đề xuất tên gọi “TP Huế trực thuộc Trung ương”.

Theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, thời gian qua, trong quá trình phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là xây dựng mô hình đô thị theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Huế đã hình thành, phát triển được các trung tâm về văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ của cả nước. Công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản cũng đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng; kinh tế tăng trưởng khá; đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng lên; quốc phòng an ninh được đảm bảo...

Đọc thêm

Cần Thơ chỉ đạo các cấp đẩy mạnh thực hiện Đề án 06

Cần Thơ chỉ đạo các cấp đẩy mạnh thực hiện Đề án 06
(PLVN) - UBND TP Cần Thơ mới ban hành công văn chỉ đạo Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành TP và Chủ tịch UBND quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn TP.

Lâm Đồng tập trung giải quyết các tồn tại để thu hút đầu tư

Lâm Đồng đang nỗ lực thu hút đầu tư.
(PLVN) - Tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương tháo gỡ các tồn tại như quy hoạch, rà soát lại các thủ tục để doanh nghiệp yên tâm đến đầu tư là thông tin ông Trần Hồng Thái - Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng chia sẻ tại Diễn đàn đầu tư “Cao nguyên xanh Lâm Đồng chuyển đổi xanh bền vững: Cơ hội cho nhà đầu tư” diễn ra chiều 30/10.

Tỉnh Hòa Bình: 'Trái ngọt' từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp

Tỉnh Hòa Bình: 'Trái ngọt' từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp
(PLVN) - Tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đây được coi là giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp...

Giải thể, sáp nhập 11 công an phường, xã ở Đồng Nai

Giải thể, sáp nhập 11 công an phường, xã ở Đồng Nai
(PLVN) - Công an Đồng Nai công bố Quyết định của Bộ Công an giải thể 11 đơn vị công an cấp phường, xã trên địa bàn. Trong đó TP Biên Hoà giải thể 5 công an phường, TP Long Khánh giải thể 2 công an phường, huyện Tân Phú và Vĩnh Cửu giải thể 4 công an xã.

Bình Định kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử Bãi biển Lộ Diêu

Bình Định kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử Bãi biển Lộ Diêu
(PLVN) - Ngày 30/10, tại Bình Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử Bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số chi viện vũ khí vào khu 5 (01/11/1964 - 01/11/2024) nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, hưởng ứng thi đua Chào mừng 70 năm đồng bào Miền Nam tập kết ra Bắc cùng kỷ niệm 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Thừa Thiên Huế: Tạo sinh kế cho người dân tại những dải rừng ngập mặn

Người dân xã Quảng Lợi thường khai thác các loài thủy, hải sản trên những cánh RNM. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)
(PLVN) - Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.

Lạng Sơn nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Lạng Sơn nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ninh Bình hưởng ứng Đợt thi đua cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'

Dự án thi công tuyến đường Đông-Tây.
(PLVN) - Để lan tỏa, tạo động lực, phấn đấu hoàn thành tốt các dự án xây dựng đường cao tốc trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch để lan tỏa, tạo động lực thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt các dự án xây dựng đường cao tốc trên địa bàn.