Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 2/8, tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Hội sâm núi Ngọc Linh và quế Trà My đã tổ chức đại hội bất thường để thành lập 2 hội là Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My.

Trước đó, vào năm 2018, Hội sâm núi Ngọc Linh và quế Trà My được thành lập với 205 hội viên, chủ yếu là các hộ trồng quế, trồng sâm Ngọc Linh. Trong thời gian qua, hội đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cho 50 sản phẩm quế Trà My và 100 sản phẩm sâm Ngọc Linh.

Quang cảnh Đại hội.

Quang cảnh Đại hội.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế do sự đặc thù của cây sâm Ngọc Linh. Yêu cầu phát triển 2 loại cây có giá trị kinh tế cao này đòi hỏi phải có tổ chức hội chuyên biệt để nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm.

Sau khi thành lập, Hội sâm Ngọc Linh có trụ sở đóng tại TP Tam Kỳ và Hội quế Trà My đóng tại huyện Bắc Trà My.

Theo đó, hội sâm Ngọc Linh sẽ giữ vai trò kiến nghị Trung ương có cơ chế, nguồn lực riêng để phục vụ nghiên cứu, phát triển sâm Ngọc Linh; Tham vấn cho các cơ quan chức năng về an ninh sâm, chống nạn sâm giả, kiểm soát chất lượng sâm; Nghiên cứu mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng;

Hội Quế Trà My sẽ tiếp tục phát huy vai trò là tổ chức hội đại diện cho người trồng quế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Đại hội

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Đại hội

Phát biểu tại đại hội, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay tỉnh đang xúc tiến đề án thành lập Trung tâm công nghiệp dược liệu của cả nước. Trong đó, sâm Ngọc Linh và quế Trà My rất nổi tiếng sẽ góp phần đưa ngành công nghiệp dược liệu Quảng Nam vươn cao, vươn xa hơn nữa.

“Tôi mong muốn Hội Sâm Ngọc Linh và Hội Quế Trà My sau khi thành lập sẽ phát huy được vai trò trong việc kết nối, bảo trợ sản phẩm, bảo vệ hội viên và người trồng sâm, trồng quế. Đồng thời làm tốt công tác chỉ dẫn địa lý và mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.

Hội sâm Ngọc Linh sẽ giữ vai trò kiến nghị Trung ương có cơ chế, nguồn lực riêng để phục vụ nghiên cứu, phát triển sâm Ngọc Linh.

Hội sâm Ngọc Linh sẽ giữ vai trò kiến nghị Trung ương có cơ chế, nguồn lực riêng để phục vụ nghiên cứu, phát triển sâm Ngọc Linh.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam quy hoạch diện tích vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh 15.567 ha (trong đó từ độ cao 2.000m trở lên là 2.238 ha, ở độ cao từ 1.200 - 2.000m là 13.329 ha). Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu trồng di thực Sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng Sâm Ngọc Linh.

Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh là 1.428,96 ha, trong đó hộ gia đình, cá nhân 428,96 ha; tổ chức, doanh nghiệp 1.000 ha. Diện tích trồng cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.243,00 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My.

Trao giải cho 28 "Hoa hậu" Sâm Ngọc Linh

Trong khuôn khổ Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, cuộc thi Sâm Ngọc Linh đã thu hút hơn 50 hộ trồng sâm trên địa bàn, mang đến 250 cây sâm tham gia tranh tài.

Theo thể lệ, sẽ có 4 nhóm sâm tham gia thi theo độ tuổi, gồm loại 5 - 7 năm tuổi; loại 8 - 10 năm tuổi; loại 11 - 14 năm tuổi và Sâm Ngọc Linh từ 15 tuổi trở lên. Tiêu chí chấm chọn là những cây sâm có ngoại hình đẹp, đúng độ tuổi (dựa vào mắt đốt trên củ), không bị sâu, bệnh, dị tật; không sử dụng chất kích thích, phân bón hóa học và các chế phẩm không đúng quy định. Cây sâm dự thi phải được đăng ký tại UBND xã, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có xác nhận của Chủ tịch UBND các xã.

Qua chấm chọn, Ban Giám khảo đã trao 28 giải cho 28 cây sâm đẹp nhất ở 4 nhóm độ tuổi. Trong đó có 1 giải Đặc biệt dành cho củ Sâm Ngọc Linh nặng 2,6 lạng, thuộc nhóm 8 - 10 tuổi, của hộ ông Nguyễn Văn Lượng, xã Trà Linh.

Sau khi đạt giải, ông Lượng đã đấu giá củ sâm này và 2 củ sâm khác, thu về số tiền 129 triệu đồng, để ủng hộ quỹ xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo huyện Nam Trà My.

Tin cùng chuyên mục

Người dân đang lựa chọn sản phẩm OCOP tại một lễ hội ở Hà Nội. (Ảnh: P.V)

'Cầu nối' văn hóa từ sản phẩm OCOP Việt Nam

(PLVN) - Phát triển sản phẩm OCOP nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của từng địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030. Sau nhiều năm thực hiện, các sản phẩm ẩm thực OCOP ở các địa phương đang trở thành “nhịp cầu” kết nối người dân, bạn bè quốc tế với các nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta.

Đọc thêm

Cà Mau đặt mục tiêu nâng 240 sản phẩm đạt OCOP năm 2025

Cà Mau đặt mục tiêu nâng 240 sản phẩm đạt OCOP năm 2025
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm. Trong đó, có ít nhất 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 10% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.

6 sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống của Bánh mứt kẹo Bảo Minh đạt chuẩn OCOP 4 sao

Đông đảo các đại biểu và người dân tham quan, thưởng thức các loại sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao tại Hội nghị.
(PLVN) -  Giữ vững niềm tự hào là thương hiệu bánh kẹo truyền thống hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh vừa ghi dấu ấn  tượng tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024, khi có tới 6 sản phẩm tiêu biểu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Nhiều chương trình hấp dẫn đang chờ mùa vải chín Thanh Hà

Huyện Thanh Hà (Hải Dương): Tổ chức nhiều nhiều hoạt động quảng bá quả vải thiều (ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Các hoạt động được huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) tổ chức năm nay nhằm quảng bá quả vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương; mở rộng giao thương, phát triển ra thị trường quốc tế; góp phần phát triển thương mại, dịch vụ.

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm quảng canh cải tiến ở địa phương với sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Cô gái lan tỏa nông nghiệp sạch đến cộng đồng

Chị Nhi giới thiệu các sản phẩm sạch từ trang trại của mình tại gian hàng thanh niên khởi nghiệp.
(PLVN) -  Rời công việc ổn định ở phố thị, chị Võ Thị Nhung Nhi (30 tuổi, ngụ thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) trở về quê hương xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Sau hơn 2 năm miệt mài, chị đã gặt hái thành công đáng nể với lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.

Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa

Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP.
(PLVN) - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).