Thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nội vụ- Trần Anh Tuấn (thứ hai từ trái sang) - trao quyết định thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ- Trần Anh Tuấn (thứ hai từ trái sang) - trao quyết định thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam.
(PLVN) - Các hội viên sáng lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chiếm khoảng 70% doanh số và sản lượng toàn ngành nước mắm Việt Nam.

Mục tiêu ngôi vị số 1 toàn cầu

Sáng ngày 27/10 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam nhiệm kỳ 2020 2025. Hiệp hội này được thành lập theo Quyết định 610/QĐ-BNV số ngày 3/9/2020 của Bộ Nội vụ. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân cùng đồng lòng nghiên cứu, xây dựng và quảng bá văn hóa ẩm thực nước mắm của người Việt.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội - cho biết, Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành. Hiệp hội là ngôi nhà chung, các thành viên cùng đoàn kết, hợp tác chặt chẽ để khẳng định vị thế của ngành nước mắm Việt Nam và vươn tầm quốc tế.

Thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam ảnh 1
Ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - phát biểu tại Đại hội.  

Sự ra đời của Hiệp hội được đánh giá sẽ thúc đẩy tăng liên tục sản lượng nước mắm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm; kế thừa và phát triển tinh hoa lâu đời của nghề sản xuất nước mắm, kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy nước mắm Việt Nam được công nhận ngôi vị số 1 toàn cầu.

Hiệp hội hoạt động với mục đích liên kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau nâng cao chất lượng nước  mắm, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam ảnh 2
 Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc (thứ ba từ trái sang) - trao quyết định kết nạp Hiệp hội Nước mắm Việt Nam trở thành Hội viên của VCCI. 

Các hội viên sáng lập của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam hoạt động trên toàn quốc, có thành phần đại diện từ nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nước mắm, nhà khoa học... Doanh số và sản lượng kinh doanh nước mắm của các hội viên sáng lập của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chiếm khoảng 70% doanh số và sản lượng toàn ngành nước mắm Việt.

Ngành nước mắm còn nhiều dư địa phát triển

Tại sự kiện thành lập, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết, hiện nay, toàn quốc có 783 cơ sở sản xuất nước mắm có đăng ký kinh doanh và gần 1.500 hộ gia đình tham gia chế biến nước mắm với tổng công suất đạt 250 triệu lít/năm. Hiện, các sản phẩm nông sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên mặt hàng nước mắm mới chỉ vươn ra được hơn 20 quốc gia. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam có ý nghĩa nâng tầm thương hiệu, là một trong những bước đi góp phần giúp ngành nước mắm Việt Nam ngày càng phát triển.

Vị Thứ trưởng lưu ý, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cần chú trọng vận động các hội viên ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng nước mắm. Đồng thời chủ động nguồn nguyên liệu, tăng cường đầu tư “nuôi biển”, có kế hoạch hành động cùng các bộ ngành liên quan đảm bảo nước mắm Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

Thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam ảnh 3

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam trao tặng 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung thông qua Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh.

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đánh giá, nước mắm là đặc sản mang đậm giá trị truyền thống, văn hóa Việt Nam. Hiện nay, so với nhiều ngành khác, ngành nước mắm chưa đóng góp nhiều vào GDP đất nước nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội, sản phẩm nước mắm có mặt tại các bữa ăn của gần 100 triệu người Việt Nam. “VCCI sẵn sàng hợp tác cùng Hiệp hội, xây dựng thương hiệu để ngành nước mắm phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế đất nước, giữ gìn tinh hoa ẩm thực Việt Nam”, ông Lộc nói.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội với 21 thành viên và Ban kiểm tra với 5 thành viên.

Ủng hộ miền Trung 1 tỷ đồng

Tại sự kiện, thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã trao tặng 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng lũ lụt.

 

Đọc thêm

Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.

PVEP và hành trình biến thách thức thành cơ hội

Tiến sĩ Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVEP.
(PLVN) - Hồi đầu tháng 2/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cán mốc sản lượng 1 tỷ thùng dầu. Đây không chỉ là dấu mốc vẻ vang của PVEP mà còn là niềm tự hào của ngành Dầu khí, của ý chí Việt Nam. Ít ai biết rằng, trong hành trình tìm “vàng đen” đầy vinh quang của mình, PVEP từng đứng trước những thử thách muôn vàn khó khăn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.
(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…