Thanh Hóa quyết tâm đưa các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống

Làng chài Thủy Cơ (xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) gồm hàng chục chiếc thuyền được quây tôn, đóng ván tuềnh toàng, nối đuôi nhau, nằm dọc sông Chu.
Làng chài Thủy Cơ (xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) gồm hàng chục chiếc thuyền được quây tôn, đóng ván tuềnh toàng, nối đuôi nhau, nằm dọc sông Chu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với nỗ lực đưa toàn bộ các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” đã phản ánh một bước tiến dài của tỉnh Thanh Hóa trong nỗ lực quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống cho người dân.

Sau gần 20 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động toàn dân hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm bợ, dột nát và ổn định đời sống đồng bào sinh sống trên sông, đến nay đã có 812 hộ gia đình sinh sống trên sông nước được cấp đất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, tạo công ăn việc làm để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Tới đây, sẽ có thêm hàng trăm hộ nghèo tiếp tục được hưởng lợi từ chủ trương này… Đây được xem là chủ trương lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hợp lòng dân và góp phần chấm dứt kiếp nổi trôi mưu sinh chỉ chờ vào nguồn lợi thủy sản phập phù của bà con xóm vạn chài.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng (ngoài cùng bên phải) và Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường đến thăm, tặng quà và hỗ trợ làm nhà cho đồng bào công giáo sinh sống trên sông ở xã Định Tiến, huyện Yên Định. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng (ngoài cùng bên phải) và Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường đến thăm, tặng quà và hỗ trợ làm nhà cho đồng bào công giáo sinh sống trên sông ở xã Định Tiến, huyện Yên Định. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện còn 357 hộ dân đang sinh sống trên sông tập trung chủ yếu tại các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy và TP Thanh Hóa). Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong 2 năm 2022 và 2023 sẽ hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ xây dựng nhà ở để các hộ sớm ổn định cuộc sống.

Theo đó, có 55 hộ đã được chính quyền các huyện cấp đất, nhưng chưa có điều kiện làm nhà ở, 302 hộ chưa có đất và nhà ở. Nhìn chung đời sống của các hộ đồng bào sinh sống trên sông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là mưu sinh, ở trên thuyền, bè lênh đênh trên sông nước, là các hộ nghèo, thu nhập thấp và không ổn định, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản là rất lớn.

Tại hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào công giáo nghèo sinh sống trên sông, tổ chức ngày 16/4, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho biết: Sau 17 năm Thanh Hóa đã cấp đất, hỗ trợ làm 812 nhà cho đồng bào công giáo nghèo sinh sống trên sông. Nhiều huyện đã rất nỗ lực phấn đấu, quyết liệt để hỗ trợ cho đồng bào Công giáo đang sinh sống dưới sông được lên bờ an cư lạc nghiệp. Tuy cấp ủy, chính quyền ở các địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng số lượng lớn nên đến nay vẫn còn 357 hộ, vì vậy cần phải tiếp tục hỗ trợ, bố trí đất ở, nhà ở để ổn định cuộc sống với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” nhằm thể hiện tính ưu việt của Đảng ta, đất nước ta.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tại hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào công giáo nghèo sinh sống trên sông

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tại hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào công giáo nghèo sinh sống trên sông

Để thực hiện hỗ trợ cho 357 hộ dân đồng bào sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống trong giai đoạn 2022 - 2023, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị sau hội nghị này, Ban Dân vận Tỉnh ủy hoàn thiện báo cáo thành báo cáo của Tỉnh ủy. Giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị hướng dẫn về trình tự, thủ tục để các huyện thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định chủ trương đầu tư khu tái định cư và trình tự thủ tục cấp đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông.

Bên cạnh đó, Tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm việc người dân sau khi lên bờ có công ăn việc làm ổn định, bền vững vì vậy đã chỉ đạo các huyện rà soát những hộ có người trong độ tuổi lao động để phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các doanh nghiệp, rà soát trình độ văn hóa nhằm bổ cập kiến thức để người dân biết phương thức làm ăn, áp dụng được khoa học - kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh để có sinh kế lâu dài.

Thành tựu giảm nghèo nói chung, trong đó có sự tích hợp các chính sách đặc thù dành cho nhóm dễ bị tổn thương - mà cụ thể ở đây là đồng bào sinh sống trên sông - đã góp phần khẳng định tính ưu việt của chế độ ta. Đồng thời, việc nỗ lực “đi trước một bước” nhằm đưa toàn bộ các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, đã phản ánh một bước tiến dài của tỉnh Thanh Hóa trong nỗ lực quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống cho người dân. Đáng nói hơn, trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách ổn định đời sống cư dân vạn chài, nhóm đối tượng này luôn được đặt ở trung tâm, với việc bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Với nỗ lực “đi trước một bước” nhằm đưa toàn bộ các hộ dân sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, đã phản ánh một bước tiến dài của tỉnh Thanh Hóa trong nỗ lực quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống cho người dân.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
(PLVN) -  Ngày 16/11, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1974-2024), chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn
(PLVN) - Năm qua, công tác nắm tình hình nhân dân và dư luận trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời phản ánh đến cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa đáng, qua đó không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn huyện...

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

Xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề tại Lâm Đồng

Người lao động ở Lâm Đồng tìm cơ hội việc làm.
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng, quý III/2024, nguồn cung lao động trên địa bàn giảm so với cùng kỳ. Dự báo cuối năm, xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề, đặc biệt trong dịch vụ và nông nghiệp, dịch vụ.