Thanh Hóa nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Toàn cảnh thành phố Thanh Hóa.
Toàn cảnh thành phố Thanh Hóa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ đầu năm 2022 đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực, gặt hái được nhiều thành quả nổi bật, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng GRDP thuộc tốp cao nhất cả nước

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tích cực, có 24 trên tổng số 26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Nổi bật là dịch COVID – 19 được kiểm soát tốt, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến thời điểm tháng 11/2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP ước đạt 12,51%, vượt hơn 1 điểm phần trăm so với mục tiêu kế hoạch, đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đều tăng khá và tăng cao so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay.

Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. (Ảnh tư liệu)

Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. (Ảnh tư liệu)

Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng hoàn thành việc xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch cán bộ và các quy hoạch, kế hoạch quan trọng khác. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành các văn bản thực hiện Nghị quyết số 37 của Quốc hội "Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá"; mở ra thời cơ, tạo động lực, tăng thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thanh Hóa cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hoá lớn, có sức lan toả mạnh, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao duy trì trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống Nhân dân được nâng lên. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực, nhiều khó khăn vướng mắc đã được giải quyết; một số khuyết điểm, vi phạm trên các lĩnh vực đã được chấn chỉnh, xử lý dứt điểm.

Tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, yếu kém. Tiến độ lập và trình duyệt một số quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế Nghi Sơn còn chậm. Sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa có nhiều chuyển biến. Sản phẩm nông nghiệp có số lượng lớn, giá trị cao, có thương hiệu còn ít; trong năm chưa có thêm sản phẩm công nghiệp mới với số lượng và giá trị lớn. Doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách còn thấp. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, dự án trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu. Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khách quan nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, yếu kém và đề ra phương hướng khắc phục trong năm 2023

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khách quan nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, yếu kém và đề ra phương hướng khắc phục trong năm 2023

Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương năng lực hạn chế, có biểu hiện né tránh, sợ trách nhiệm; một số cán bộ chưa toàn tâm, toàn ý với công việc; người đứng đầu chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

Trong phối hợp giải quyết công việc giữa các ngành cấp tỉnh, giữa các ngành cấp tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố còn tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, nhất là trong phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án, giải quyết khiếu nại tố cáo..

Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh năm 2022 vẫn chưa đạt kế hoạch. Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa thiếu và yếu, chưa thu hút được các nhà đầu có thực lực đầu tư vào lĩnh vực này. Công tác quản lý nhà nước về di tích còn hạn chế, yếu kém, thậm chí có tình trạng buông lỏng, thả nổi, để xảy ra nhiều vi phạm. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra ở nhiều cơ sở y tế; tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các doanh nghiệp còn ở mức cao...

Ngày 2/12, tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022; cho ý kiến vào mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – ông Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Trước những tác động của tình hình thế giới, khu vực, dự báo trong năm 2023, thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức đối với tỉnh vẫn sẽ đan xen, nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn so với năm 2022.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022; mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2023.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022; mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2023.

Nhận định yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 là rất lớn, với nhiều nhiệm vụ mới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tỉnh cần tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đặc biệt, cần phải khắc phục điểm nghẽn về mặt bằng, về hạ tầng, nhất là hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Cùng với đó, tỉnh phải tập trung thực hiện tốt Kế hoạch đầu tư công năm 2023; thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt ở mức cao nhất. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Các cấp, ngành liên quan phải quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tiếp tục củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, của các tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.