Thanh Hoá: Hiệu quả từ công tác hoà giải cơ sở

Thanh Hoá: Hiệu quả từ công tác hoà giải cơ sở
(PLVN) - Từ năm 2013 đến nay, bình quân hàng năm các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận khoảng 4.000 vụ hòa giải, trong đó hòa giải thành chiếm hơn 82%, qua đó góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của Nhân dân.

Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp Thanh Hoá, trên địa bàn tỉnh hiện có 559 xã, phường, thị trấn đều đã thành lập các tổ hòa giải theo trình tự Luật Hòa giải với 4.151 tổ hòa giải, 26.909 hòa giải viên ở cơ sở. Từ năm 2013 đến nay, bình quân hàng năm các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận gần 4.000 vụ hòa giải, trong đó hòa giải thành chiếm hơn 82% số vụ.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, giúp người dân nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và có thể tự hòa giải để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự tại cơ sở, hạn chế đơn, thư, giảm khiếu kiện vượt cấp; tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như giúp các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp giải quyết vụ việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và kịp thời, góp phần ổn định về an ninh chính trị, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định, công tác hoà giải được tiến hành ngày càng có hiệu quả, tỷ lệ hoà giải thành trong số các vụ việc phát sinh hàng năm tăng cao.

Hoạt động hoà giải đã giúp cho công dân, tổ chức tiết kiệm được kinh phí, hạn chế việc khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác hoà giải của các ngành, đơn vị, địa phương. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức hoà giải.

Bên cạnh đó, sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ tư pháp xã, phường và đông đảo lực lượng hoà giải viên với tinh thần tự nguyện, không vì lợi ích cá nhân, tích cực, chủ động trách nhiệm cao với cộng đồng, bằng uy tín kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các phương thức hoà giải, góp phần giải quyết hàng nghìn tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong đời sống cộng đồng.

Đội ngũ hòa giải viên chưa được tham dự các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên hàng năm

Đội ngũ hòa giải viên chưa được tham dự các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên hàng năm

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện tại kinh phí dành cho hoạt động hòa giải có nơi có, nơi không. Trong khi đó, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã quy định hòa giải viên có quyền “hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải”. Quy định này đã được cụ thể trong Nghị định số 15/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện công tác hòa giải cơ sở. Mức chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): mức tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải. Nhưng, do kinh phí của các địa phương còn hạn chế nên nguồn kinh phí chi thù lao theo vụ, việc cho hòa giải viên rất ít, thậm chí không có.

Bên cạnh đó, mạng lưới tổ hòa giải chưa đồng đều, số lượng hòa giải viên tổ hòa giải còn ít; tổ hòa giải ở một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; một số hòa giải viên còn bị hạn chế về kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải dẫn đến số lượng vụ việc hòa giải thành chưa cao và chất lượng hòa giải nhiều vụ, việc còn hạn chế; việc xác định phạm vi hòa giải của các hòa giải viên còn lúng túng. Đội ngũ hòa giải viên chưa được tham dự các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên hàng năm, do đó có nhiều vụ việc khó, phức tạp hòa giải không thành công, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của công tác hòa giải.

Mặt khác, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, nhất là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, phân chia tài sản hôn nhân ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, trong khi số lượng và trình độ của hòa giải viên còn hạn chế nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hòa giải; nguồn ngân sách Nhà nước ở cấp huyện, đặc biệt là ở cấp xã còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí cho công tác hòa giải chưa nhiều, việc huy động nguồn kinh phí cho công tác hòa giải cũng còn khó khăn, do đó chưa thu hút được nhiều cá nhân có năng lực tham gia công tác hòa giải.

Để các tổ hoà giải ở cơ sở phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động, thời gian tới chính quyền các địa phương và các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ, trang bị về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hoà giải cho các hoà giải viên. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho các hoà giải viên khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, mâu thuẫn có thể đưa ra được những tư vấn, căn cứ vừa hợp tình vừa hợp lý, đúng pháp luật, nâng cao tỉ lệ hoà giải thành công, qua đó giúp giảm áp lực giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo, ổn định tình hình tại các địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đọc thêm

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó
(PLVN) - Công tác trong lĩnh vực Thi hành án dân sự từ những ngày còn gian khổ nhất, đi làm với phương tiện công cụ tác nghiệp thô sơ, nếm trải đủ những vất vả của sạt lở đất, lũ đầu nguồn, mưa rừng, đến bị đương sự doạ nổ súng kíp, cho “ăn” dao phát nương...; đến giờ, thậm chí tôi cũng không lý giải được tại sao vất vả, khổ cực vậy mà chúng tôi vẫn vượt qua tất cả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bằng tất cả sự tận tuỵ, say mê nhiệt huyết! Phải chăng đó là nhờ cái tình yêu trọn đời với nghề Thi hành án dân sự!

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.