Thành công của Kỳ họp thứ nhất sẽ là tiền đề, động lực rất quan trọng cho Quốc hội khóa XV

(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Kỳ họp đầu tiên diễn ra trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở một số địa phương, với khối lượng công việc nhiều, nội dung hết sức quan trọng. Thành công của Kỳ họp này sẽ là tiền đề, động lực rất quan trọng cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ khóa XV.

Sáng nay – 20/7, Quốc hội khóa XV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất. Tham dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị khách quý, đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và đặc biệt là 499 vị đại biểu vừa được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV.

Các đại biểu dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất.

Các đại biểu dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, thực sự là Ngày hội lớn của toàn dân, để lại dấu ấn và mốc son mới trong lịch sử Quốc hội nước ta, được Nhân dân, cử tri cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát rất phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, một số địa bàn, cơ sở, xã, phường, khu công nghiệp… phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, nhưng đây là Cuộc bầu cử lớn nhất từ trước đến nay và tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (đến 99,6%). Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm chính trị rất cao và niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Nhân dịp này, thay mặt các vị đại biểu Quốc hội mới trúng cử, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội tiền nhiệm, đặc biệt là lãnh đạo Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV với nhiều thành tựu to lớn trên cả phương diện lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Nhân dân và cử tri cả nước, đúc kết được nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm hay, cần được kế thừa và phát huy trong nhiệm kỳ này.

“Quốc hội khóa XV mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý, chia sẻ, đồng hành của các vị nhằm tiếp thêm động lực, sức mạnh để Quốc hội Việt Nam không ngừng đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; phát huy truyền thống 75 xây dựng và phát triển, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội khóa XV cần nhận thức sâu sắc niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri, thấy rõ những khó khăn, thuận lợi, thời cơ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thách thức chưa có tiền lệ; và quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư tại phiên khai mạc của Quốc hội, tiếp tục phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, gần dân, trọng dân, cầu thị, lắng nghe ý kiến của Nhân dân.

Đồng thời, phát huy tối đa năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đem “hơi thở cuộc sống” vào nghị trường, hiến kế giúp Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, ban hành quyết sách đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo chương trình đã thông qua, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Thứ nhất, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV trúng cử; báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.

Thứ hai, xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức và bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước. Đây là nội dung trọng tâm của Kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cả nhiệm kỳ.

Thứ ba, xem xét các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; xem xét, quyết định các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 về: Phát triển kinh tế, xã hội, tài chính quốc gia; đầu tư công trung hạn.

Thứ tư, xem xét, quyết định 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thứ năm, xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022; việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề và một số nội dung quan trọng khác.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp đầu tiên diễn ra trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở một số địa phương, với khối lượng công việc nhiều, nội dung hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm, chú ý và kỳ vọng rất lớn của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài. Thành công của Kỳ họp này sẽ là tiền đề, động lực rất quan trọng cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ khóa XV.

Quốc hội quan tâm sâu sắc, chia sẻ những khó khăn, thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 đang diễn ra tại TP HCM và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, các đại biểu Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dân chủ, tập trung cao độ, phát huy trí tuệ, tận dụng thời gian đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết và chất lượng, góp phần vừa rút ngắn thời gian vừa đảm bảo cho Kỳ họp thành công tốt đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.