Tháng 'trò chuyện' với người đi xa

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều người thắc mắc khi tại sao trong tháng bảy hay được gọi “tháng cô hồn” người trần hay nói chuyện “âm”. Tháng bảy, là lúc mà người sống nhắc nhiều đến người chết. Họ cúng bái liên miên trong vòng một tháng, mong được an lành, chở che và hy vọng.

“Ta khói hương để khỏi chơi vơi”

Người Việt dành hẳn một tháng trời để “chuyện trò” với cõi âm. Hầu như trong tháng bảy âm lịch, người Việt kiêng cữ đủ thứ, từ kết hôn, xây nhà, mở cửa hàng, mua sắm…để dành thời gian cúng bái, nguyện cầu, cho người thân đã qua đời và những linh hồn cô đơn.

Từ Nam ra Bắc, người ta đi chùa, đến, rồi về thăm cha mẹ, nhà thờ tổ, bày biện cúng bái từ trong nhà ra ngõ. Nhất là rằm tháng bảy. “Cả năm một rằm tháng Bảy, cả thảy một rằm tháng Giêng”! Với người Việt, Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, ngày cúng lễ các cô hồn đồng thời cũng có quan niệm rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

Theo cụ Phan Kế Bính trong cuốn Việt Nam phong tục cho biết: “Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đổt mã làm chay về hôm ấy.

Tục đốt mã do tự bên Tàu, đời xưa thường dùng đồ ngọc bạch để cúng tế. Đời sau dùng tiền để thế cho ngọc bạch. Đến đòi vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy dùng tiền phí lắm, mới truyền cho làm tiền giấy mà thay vào tiền thực. Đến đời Đường Túc Tôn, người Vương Dữ làm quan Tù tế sứ, giữ riêng về việc tế tự dùng toàn bằng tiền giấy để cúng cấp rồi đốt đi. Đòi Ngũ Đại lại chế thêm ra áo giấy, mũ giấy mà cúng cấp quỷ thần.

Trong sách “Mộng hoa lục” nói rằng: ngày Trung nguyên mua đồ mã, áo mã cúng cấp, dùng cái giường vu lan làm bằng tre, có ba chân, rồi treo tiền của và đồ vàng mã lên trên giường mà đốt. Lục Du lại nói rằng: Tục cứ ngày rằm tháng bảy, làm một mâm cỗ đơn sơ, cúng Thần Tiên chức (thần sinh ra sự dệt cửi) rồi dùng tiền giấy mà đốt. Xét ra điều trên này, chắc là tục đốt mã của ta cũng bởi đó mà ra”.

Theo nhà nghiên cứu Nhất Thanh thì “ngày rằm tháng bẩy đầu tiên sau tiểu tường, làm lễ đốt mã cho vong. Nếu chết trước ngày rằm tháng bảy thì chưa đến tiểu tường đã có một dịp đốt mã vào ngày Trung Nguyên năm ấy, thành ra hai mã. Mã đầu là mã biếu, nghĩa rằng dâng cho thần linh để chia cho các vong hồn khác, mã đốt kỳ sau mới thực để cho người chết dùng”.

Việc đốt vàng mã mà dân gian quan niệm “trần sao âm vậy” đã trở thành một phong tục ngàn đời. Đó là thời gian mà người sống muốn trao đổi, sẻ chia, trò chuyện với người đã mất. Họ vừa thương nhớ, kính sợ, vừa cần một sự che chở và mong muốn người âm phù trợ cho mình, đừng quấy phá cuộc sống trần thế. Nên người ta bày đặt cúng gia tiên để tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên, cũng như cô hồn, nhưng linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa, bơ vơ.

Phong tục cúng cô hồn trong tháng bảy âm lịch phát triển nhiều ở vùng Nam Bộ. Người trần cúng vong hồn người chết không được thân nhân chôn cất, thờ cúng, những kẻ xiêu mồ, lạc mả, chết sông chết rạch, chết bờ chết bụi, chết vì chinh chiến… khi phiêu bạt lúc khai hoang, làm ăn hoặc chết vì lý do nào đó mà con cháu không biết hoặc không thờ cúng… sẽ bị đói khát vất vưởng, lang thang kiếm ăn rất đáng thương.

“Cúng cô hồn la tập tục liên quan đến các nghi thức dâng lễ vật cúng tế hướng đến các linh hồn cô độc, lang thang không nơi nương tựa nhằm cầu mong cho những vong linh đó được siêu thoát va không quấy phá con người”3 (Phan Đình Đức - Lễ cúng chẩn tế của Phật giáo ở Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa).

Nhà nghiên cứu Sơn Nam mô tả cúng cô hồn ở Nam Bộ như sau: “Nhiều người dịp này bày cúng đơn sơ, trước sân, với thức ăn đơn giản như: trái cây, mía, bánh ngọt. Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Lắm nơi cúng gạo, muối. Sau khi cúng, thức ăn được bố thí cho trẻ con, chúng tha hồ giựt vì trẻ con được gọi đùa là “cô hồn sống”.

Chuyện cúng ông bà tổ tiên, cô hồn trong tháng bảy âm lịch thì Bắc Nam cũng giống nhau, người Nam thì coi việc này thông lệ hơn, nhất là người làm ăn buôn bán. Họ cúng vì thương cảm, phần nữa mong chuyện làm ăn, gia đình ấm êm, nên việc cúng bái trong tháng bảy quan trọng lắm.

Đó là một phong tục tốt để người sống tưởng nhớ người đã khuất. Họ làm điều mà họ còn thấy day dứt, thương cảm mà chưa thể bộc lộ hết khi còn sống bên nhau. Cái tình đó tưởng là chuyên mê tín, nhưng lại mang nhiều thông điệp đáng quí về sự tri ơn của người sống và người chết.

Những ngày tháng 7 thì thầm

Tháng 7 âm lịch đã bước vào mùa thu. Cái mùa đã có mưa nhiều, lạnh chút. Đêm nằm nghe tiếng mưa đêm qua cửa sổ, lại nhớ chuyện tình buồn của vợ chồng Ngâu. Chia cắt, biệt ly như vậy nên nhạc sĩ Đặng Thế Phong mới viết “Giọt mưa thu” để nói về nỗi buồn nhân thế.

Sự gặp gỡ của vợ chồng Ngâu như vậy cũng mang nhiều yếu tố tâm linh giữa sự ngăn cách, sống chết, hẹn hò. Con người tưởng chết là hết, chia cắt là mất nhau, nhưng rồi ông trời lại sắp xếp cho chúng ta hẳn một tháng trời để chuyện trò trong thể giới mộng mị, liêu trai đó.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Nhà văn Vũ Bằng viết về tháng bảy buồn quá, như thấu hiểu nỗi đau của loài người trong một mùa thao thức, trăn trở âm dương.

“... Những đêm như thế, người nằm nghe mưa thấy trong cõi buồn vơ vẩn một thú vị nhẹ nhàng của những người được đau khổ để cảm thông cái đau khổ của bao nhiêu người khác cũng đau khổ như mình, đương sống hay đã chết. Đêm mưa sườn sượt nghe thấy tiếng van xin của những người ăn mày ở đàng xa vọng tới, hay tiếng guốc kê sền sệt trên đường khuya, hoặc tiếng rao buồn muốn chết của những người đi bán hàng khuya chưa về với gia đình, mình tự nhiên thấy chán chường cho kiếp sống và tự hỏi có nhiều người khổ quá sức là khổ thế thì có thể gọi họ là người được không?

Nhưng nói cho cùng thì sống chết đều khổ cả. Ai bảo chết là xong chuyện? Ừ thì cứ bảo là phản khoa học đi, bảo là dị đoan đi, nhưng thâm tâm tôi bao giờ cũng tin rằng chết không phải là hết, rất nhiều người chết mà vẫn khổ như thường.

Ấy là những người chết mà không siêu thoát, chết mà vẫn nuối tiếc cái gì, chết mà không nhắm mắt, vì còn ân hận. Ấy là những người trước đây lăm le thay đổi non sông nhưng gặp phải vận cùng thế khuất, chết chỉ còn mảnh lá che thân; ấy là những kẻ sống thì lâu đài phượng các, chết không còn ai bát nước nén nhang; ấy là những kẻ vào sông ra bề, chết đem thân chôn dấp vào lòng vào chiếu xác một manh; ấy là những đứa trẻ lỗi giờ sinh phải lìa mẹ cha từ tấm bé, không có ai bồng bế...

“Thương thay thập loại chúng sinh/Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người/Hưng lửa đã không nơi nương tựa/Hồn mồ côi lần lữa bấy niên…”. Những hồn mồ côi ấy siêu thoát làm sao cho được, đành là cứ phải vất vưởng ở ngang bờ dọc, bụi, lang thang ở quán nọ cầu này, nay hiện lên ở đầy chợ cuối sông, mai lại lập loè ở chân mây ngọn suối. “Khi sầm sầm mưa gào, gió thét/Khí âm huyền mờ mịt trước sau/Ngàn cây nội cỏ rầu rầu/Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường...”

Những cô hồn vô định, côi cút ấy đành là chỉ còn biết trông vào những người có đôi chút từ tâm, ngày rằm mồng một thì bỏ cho bát cháo nắm xôi, hay đốt con thoi vàng manh áo để rồi “Nghe gà gáy kiếm đường lánh ẩn/Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra...”.

Tháng bảy mưa ngâu, thắp ngọn đèn con lên mà niệm một mình bài “Văn tế thập loại chúng sinh”, quái thật, sao mình cố giữ cho lòng bình tĩnh mà như có sóng gió nổi lên ở trong tim?”. (Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng).

Một đoàn văn dài của Vũ Bằng cho chúng ta thấy hết được tâm tư của người sống, như đang đi lạc, hoà mình với thế giới của những “linh hồn phiêu dạt”. Người sống cũng như kẻ chết đều có khổ tâm riêng. Người sống lo cơm áo gạo tiền, người chết lo nơi nương náu, lo không bị đoạ đày vì nhân quả. Rồi cả hai gặp nhau, muốn giải thoát nỗi đau cho nhau, người trần muốn người chết được no đủ, được vui chơi, được siêu thoát, rồi phù hộ cho mình, gia đình mình, còn người âm cũng muốn “dan díu” với người trần.

Tháng bảy tháng cô hồn, tháng tĩnh lặng nhất trong năm “đi nhẹ nói khẽ”. Đêm mưa tháng bảy, nhìn xa ngoài cửa sổ, biết đâu có bóng người trong mưa. Người hay ma cũng khiến ta rùng mình chút. Cảm giác đó chính là chúng ta đang thì thầm âm dương với nhau trong một thế gian quấn quýt không rời. Không gian đó khiến chúng ta nhớ rằng ông bà, cha mẹ… đã ở với ta trong ngồi nhà này, giờ họ mất đi, nhưng bóng dáng họ vẫn còn quanh quẩn bên ta, khiến nhớ thương vô cùng.

Tháng bảy âm lịch, người trần muốn gặp người đi xa là điều vậy đó!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

1000 phần quà cho các cháu thiếu nhi vui đêm hội trăng rằm

Ông Nguyễn Quang Hoài và thầy Thích Thị Vinh trao quà cho các em.
(PLVN) - Tối 24/9, tại Trung tâm Văn hóa phường Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chùa Bửu Đà (Quận 10, TPHCM) đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phường Hắc Dịch tổ chức lễ "Đêm hội trăng rằm" vui Tết Trung Thu 2023 cho gần 1000 trẻ em là học sinh cấp 1,2 cư trú tại địa phương.

Công an tỉnh Hải Dương nhận thư cám ơn của người mẹ có con gái từ bỏ được tà đạo

Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ hiện chưa được công nhận về mặt tổ chức tại Việt Nam (Ảnh: TL)
(PLVN) - Công an tỉnh Hải Dương vừa nhận được thư cảm ơn của một công dân cư trú tại phường Tân Bình, thành phố Hải Dương. Với vai trò một người mẹ, chị này đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và cán bộ chiến sỹ Đội An ninh tôn giáo, Phòng An ninh nội địa đã giúp gia đình giáo dục, cảm hóa con gái của của chị từ bỏ tà đạo “Hội thánh đức chúa trời mẹ” (HTĐCTM) để trở về cuộc sống bình thường.

Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh góp phần bảo tồn tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần

NNƯT Đặng Ngọc Anh làm lễ tại Đền Đông A Linh từ. (ảnh T.H)
(PLVN) - Là người thực hành tín ngưỡng Tam phủ từ năm 12 tuổi, đến nay, NNƯT Đặng Ngọc Anh đã có 42 năm phụng sự, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa tín ngưỡng người Việt. Ông luôn trăn trở về con đường phát triển, bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể mà bao thế hệ ông cha để lại, trong đó có tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.

Bí ẩn xá lợi của các cao tăng nước Việt

Một số hạt được cho là xá lợi còn lưu giữ.
(PLVN) - Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành. Phật hoàng Trần Nhân Tông thời Trần, Hòa thượng Thích Quảng Đức giai đoạn trước giải phóng, khi viên tịch đều để lại những xá lợi cho hậu thế…

“Không phải của mình thì nên buông hết, mới được an vui”

“Không phải của mình thì nên buông hết, mới được an vui”
(PLVN) - "Đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy."

Hát rong gây quỹ giúp người khuyết tật, kỷ lục gia thiện nguyện suýt bị đánh

Hát rong gây quỹ giúp người khuyết tật, kỷ lục gia thiện nguyện suýt bị đánh
(PLVN) - Trên sóng “Đời rất đẹp” chủ đề “Nếu có kiếp sau, vẫn làm tình nguyện viên”, anh Châu Thành Toàn kể, trong quá trình vận động quyên góp, không ít lần anh  gặp phải những tình huống oái oăm như bị dè bỉu, bị dọa đánh. Dù vậy, anh vẫn không ngại khó khăn mà hết mình đứng ra kêu gọi, mong nhận được sự ủng hộ của mọi người để thực hiện công việc giúp người, giúp đời đầy chân thành và ý nghĩa.

“Vu Lan vọng tri ân” tỏ lòng yêu thương và biết ơn

“Vu Lan vọng tri ân” tỏ lòng yêu thương và biết ơn (ảnh BTC).
(PLVN) - Chương trình Vu Lan vọng tri ân đã diễn ra trang nghiêm, xúc động và đọng lại nhiều bài học quý giá về nghị lực, về đạo hiếu và tình yêu thương tràn đầy tứ trọng ân của cuộc sống hôm nay qua những phần nghi thức cài hoa hồng, nghi thức dâng hoa đăng, tụng kinh Vu Lan và qua phần biểu diễn văn nghệ đặc sắc.

"Cha mẹ là Bụt, đừng đi tìm Bụt ở nơi nào khác!"

Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha, thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
(PLVN) - "Ta hãy tôn vinh cha mẹ trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha, thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.", Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói.

Mùa Vu lan và “vấn nạn” phóng sinh

Những chú chim kiệt sức trước khi được phóng sinh. (Ảnh: Tú Linh)
(PLVN) - Những con chim bị cắt cánh, bị thương, bị bỏ đói chờ phóng sinh, những con rùa núi bị thả xuống nước, những con cá bị đổ xuống ao tù nước đọng... Đó là thảm cảnh của nhiều loài động vật trước “vấn nạn” phóng sinh mỗi mùa Vu lan.

Đại lễ Vu lan - Phật lịch 2567 tại Thừa Thiên Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai Tăng tại Đại lễ Vu lan - Phật lịch 2567 tại Tổ đình Từ Đàm (TP Huế).
(PLVN) -  Sáng 29/8, tại Tổ đình Từ Đàm (số 01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Vu lan - Phật lịch 2567, Dương lịch 2023.

Đốt vàng mã là lệch chuẩn tâm linh

Đốt vàng mã là lệch chuẩn tâm linh
(PLVN) - Vào lễ Vu lan hàng năm, các gia đình thường đốt nhiều vàng mã cho vong linh người thân hoặc các vong không nhà cửa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.

Ý nghĩa của việc cài bông hồng trên ngực áo trong lễ Vu Lan

Nghi thức "Hoa hồng cài áo" trong lễ Vu Lan.
(PLVN) - Lễ Vu Lan là khoảng thời gian để chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo với các bậc sinh thành, dưỡng dục mình. Đây là dịp để tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên. Trong dịp này, nghi thức “Bông hồng cài áo” là nghi thức mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt và không thể thiếu.

Hàng nghìn tăng ni sinh, Phật tử tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu

Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Hòa thượng Thích Thanh Quyết tổ chức lễ Vu lan báo hiếu trang trọng hàng năm. (ảnh BTC)
(PLVN) - Thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam, các chùa đã long trọng tổ chức chương trình đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2567, dương lịch 2023 và lễ “Bông hồng cài áo” tri ân công đức sinh thành của cha mẹ…

Nên làm gì trong dịp lễ Vu Lan năm nay?

Ngày lễ Vu Lan hay Rằm thàng Bảy là ngày lễ trọng đại trong văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam
(PLVN) - Ngày lễ Vu Lan hay Rằm thàng Bảy là ngày lễ trọng đại trong văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm.