Tháng Năm, bồi hồi về thăm Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Cổng vào khu di tích
Cổng vào khu di tích
(PLVN) - Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) là nơi an nghỉ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ được biết đến với kiến trúc độc đáo, mang đậm sắc thái miền Tây Nam bộ và tái hiện nhiều nét văn hóa Cao Lãnh xưa mà nhiều người còn bị thu hút bởi những cây kiểng cổ thụ hàng trăm tuổi và nhiều loại kiểng lạ, quý hiểm.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đỗ Phó Bảng năm Tân Sửu (1901). Đến năm 1906 nhậm chức “Thừa biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Trong thời gian làm quan, ông luôn đứng về phía dân nghèo, chừng trị bọn cường hào, ác bá hà hiếp người dân.

Chán cảnh quan trường nên ông từ quan, vào Nam sinh sống. Tại đây ông đã làm nhiều nghề: bốc thuốc, dạy học…Gần cuối đời, ông về định cư tại làng Hòa An (tỉnh Đồng Tháp) và sống cuộc đời thanh bạch.

Những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi ngày Khu di tích đón hàng ngàn lượt khách đến viếng thăm
Những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi ngày Khu di tích đón hàng ngàn lượt khách đến viếng thăm  

Để tưởng nhớ công ơn của cụ, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp đã xây dựng khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc để mọi người trong và ngoài tỉnh đến viếng thăm và tưởng nhớ. Công trình hoàn thành năm 1977 và được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia vào năm 1992. 

Nơi an nghỉ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Nơi an nghỉ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 

Khu di tích xây dựng trong khuôn viên rộng 9ha. Tại đây có hơn 1.000 cây các loại do cá nhân, tổ chức khắp cả nước đến trồng và gửi tặng. Đặc biệt, có nhiều loại cổ thụ hàng trăm tuổi và cây kiểng quý hiếm, độc lạ.

Trong Khu di tích hiện có cây Khế và cây Sộp được công nhận là cây di sản. Đây có thể xem là những cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp. Được biết, 2 cây này do ông Ngô Văn Hay (tức thầy giáo Kỳ) ở làng Tân Hưng, Sa Đéc (nay thuộc TP Sa Đéc) vì mến mộ và biết ơn cụ Phó Bảng nên đã hiến tặng vào năm 1977. Hai cây được trồng ngay bên vòm mộ của cụ.

Cây Sộp được trồng từ năm 1688, đến nay đã 332 năm. Chu vi thân cây lên đến hơn 2,2m, cao trên 6m.
Cây Sộp được trồng từ năm 1688, đến nay đã 332 năm. Chu vi thân cây lên đến hơn 2,2m, cao trên 6m. 

Theo Ban Quản lý Khu di tích, cây sộp được trồng từ năm 1688, đến nay đã 332 năm. Chu vi thân cây lên đến hơn 2,2m, cao trên 6m. Còn cây khế được trồng từ năm 1727, đến nay đã 293 năm. Chu vi thân cây hơn 2m, cao khoảng 2,7m. Cả hai cây đều được chăm sóc cẩn thận và được tạo tán, thế đứng rất đẹp. 

Gốc khế được trồng từ năm 1727, đến nay đã 293 năm. Chu vi thân cây hơn 2m, cao khoảng 2,7m.

Gốc khế được trồng từ năm 1727, đến nay đã 293 năm. Chu vi thân cây hơn 2m, cao khoảng 2,7m.

Hai cây này được công nhận là cây di sản không phải chỉ vì lâu năm mà nó còn mang đậm giá trị lịch sử. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, khi được trồng trong vườn của thầy giáo Kỳ, gia đình thầy đã đào hầm  bí mật phía dưới 2 gốc cây để che giấu cán bộ cách mạng, trong đó có nữ tướng Nguyễn Thị Định. Nhờ sự ngụy trang này mặc dù quân địch truy lùng rất kỹ nhưng vẫn không phát hiện.

Nhiều cây cổ thụ to, cao trong khuôn viên Khu Di tích.
Nhiều cây cổ thụ to, cao trong khuôn viên Khu Di tích. 

Bên cạnh đó, bao quanh mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc còn có nhiều loại hoa kiểng, cây xanh và cổ thụ được chiết từ gen của các cây có ý nghĩa lịch sử mà các nơi gửi tặng: Cây đa Tân Trào - một biểu tượng cách mạng của Thủ đô kháng chiến; hai khóm trúc Pác Bó; cây bàng trái vuông gắn liền với mảnh đất Trường Sa được Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam trao tặng…

Nhiều cây cổ thụ to lớn, rỗng ruột có thể chứa được vài người chui vào đó
 Nhiều cây cổ thụ to lớn, rỗng ruột có thể chứa được vài người chui vào đó

Không những thế, nơi đây còn rất nhiều loại cây kiểng trăm tuổi khác. Cây tràm từ xứ sở Đồng Tháp Mười có tuổi đời trên 300 năm do Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Lãnh tặng. Cây khế gân độc, lạ được trồng trên 100 năm. Thân cây không mịn nhẵn như khế thông thường mà nổi u nần, gân guốc. Ngoài ra, còn có những cây cổ thụ to lớn, rỗng ruột có thể cho vài người chui vào trong đó.

Những cây cổ thụ, kiểng lạ, quý hiếm trong Khu di tích đã tô điểm thêm vẻ đẹp và sự xanh mát, yên tĩnh cho khu an nghỉ của cụ Phó Bảng. Điều đó còn nói lên tình cảm, sự kính trọng của người dân Đồng Tháp và đồng bào cả nước dành cho vị thân sinh của một con người vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...