Tháng Bảy, có ngày sinh nhật Báo…

Phó Tổng biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến trao quà cho bà con tỉnh Hà Giang trong chương trình Áo ấm biên cương - mùa đông 2012
Phó Tổng biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến trao quà cho bà con tỉnh Hà Giang trong chương trình Áo ấm biên cương - mùa đông 2012
(PLVN) - Với những người làm Báo Pháp luật Việt Nam, tháng Bảy luôn rất đặc biệt vì có Ngày kỷ niệm Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2019) - Ngày mà chúng tôi gọi là Sinh nhật Báo. Nhớ ngày nào bỡ ngỡ bước chân vào “ngôi nhà” Pháp luật Việt Nam, thấm thoát đã gần 20 năm, nay tờ báo thân yêu đã 34 “tuổi”. Bao nhiêu năm ấy, bấy nhiêu ân tình! Biết bao kỉ niệm gắn bó với đồng nghiệp, với trang viết, với bạn đọc chợt ùa về…

Chuyện về chiếc phong bì đầu tiên... 

Còn nhớ hồi đó, về Báo được mấy tháng, theo đồng nghiệp đi học hỏi viết lách, một ngày tôi được giao nhiệm vụ đi xuống công tác tại thành phố Hải Dương. Lần đầu đi công tác địa phương một mình, khỏi nói cái chộn rộn của "anh lính trẻ" đầy hoài bão.

Lên tòa soạn lấy giấy công lệnh xong, vừa dắt xe máy chuẩn bị đi, tôi nhận được điện thoại của “sếp”Nguyễn Thu Hà - Trưởng Ban Kinh tế, văn hóa xã hội khi đó. “Đã đi chưa? Đợi chị một lát”. Lát sau, chị phóng nhanh đến, tay cầm chiếc mũ bảo hiểm to tướng. “Mang theo mà đội vào. Đi ra quộc lộ phải cẩn thận”, chị nói. Tôi cầm vẻ ngại ngần, bởi hồi đó chưa bắt buộc đội mũ bảo hiểm, người ta còn cho rằng đội mũ bảo hiểm là “quê” là “tẩm”. “Nhớ đội đấy” - chị nhắc lại.

Nhà báo Sơn Bình - tác giả bài viết trong chuyến công tác Trường Sa năm 2011
Nhà báo Sơn Bình - tác giả bài viết trong chuyến công tác Trường Sa năm 2011

Chuẩn bị đề xe đi bỗng tôi thấy chị dúi vào túi chiếc phong bì. “Em cầm lấy, đi xa nhỡ có chuyện gì!” Tôi toan từ chối, bắt gặp cái “lừ” mắt của chị nên chỉ dám khẽ dạ. Không ngờ cảnh tôi được dúi phong bì lọt vào tầm ngắm của đồng nghiệp. Mấy năm sau, trong cuộc rượu, gã ngà ngà nói: “Trông cảnh ông được sếp quan tâm, tôi thấy cũng cảm động. Cái tình cái nghĩa của lớp đàn anh, đàn chị đi trước nó là tấm gương mình soi để mà sau biết đối nhân xử thế”.

Sau này, tôi đã có nhiều chuyến công tác đi khắp rộng dài đất nước, từ địa đầu Lũng Cú (tỉnh Hà Giang) cho đến đất mũi Cà Mau, đến cả huyện đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc… Tôi thậm chí không thể nhớ hết được mình đã có bao nhiêu chuyến công tác trong nghề. Nhưng chuyến công tác địa phương với chiếc “phong bì” đầu tiên trong đời ấy luôn làm tôi xúc động và ghi nhớ mãi…

Chuyện về dấu chấm lửng suýt "bé cái nhầm"

Lần ấy sau chuyến thâm nhập viết về tệ nạn xã hội tại vùng biển Quất Lâm (tỉnh Nam Định), tôi về viết được phóng sự rất chi ưng ý. Bài vở viết xong chuyển lên Ban Thư kí hôm trước, hôm sau tôi nhận được lệnh gọi của Phó Tổng biên tập Đỗ Xuân Độ. 

Tập thể cán bộ, phóng viên Báo PLVN chụp ảnh lưu niệm tại Thành cổ Quảng Trị trong chuyến Tri ân miền Trung năm 2017
Tập thể cán bộ, phóng viên Báo PLVN chụp ảnh lưu niệm tại Thành cổ Quảng Trị trong chuyến Tri ân miền Trung năm 2017

Vừa ngồi xuống ghế, sếp đưa ngay bản thảo bài viết của tôi bảo đọc lại. Ngó nghiêng suốt hai lượt, tôi không thấy điều gì bất thường. “Cậu viết mấy dấu chấm câu ở câu chuyện với cô gái kia có nghĩa là gì?” “Dạ thưa anh, thì để bạn đọc tưởng tượng thôi.” “Thế có nghĩa là họ có thể hình dung là câu chuyện mua bán dâm đã hoàn thành?” “Dạ, không phải thế!”- tôi bối rối thanh minh. “Thì bạn đọc được cậu cho tưởng tượng cơ mà…” 

Trông cái mặt lúc đó chắc rất thộn của tôi, sếp hạ giọng ân cần: “Cậu thấy mấy cái chấm lửng của cậu tai hại chưa? Chúng ta làm báo là giáo dục, định hướng, nâng cao nhận thức xã hội. Mỗi một câu, một chữ khi đặt bút phải hết sức cẩn thận, cân nhắc tránh người tiếp nhận suy diễn, hiểu sai.” Câu chuyện nghiệp vụ đó cho tôi thêm cái nhìn, tính cẩn trọng trong nghề báo của mình mãi tới bây giờ.

Những chuyến thiện nguyện xã hội sâu nặng ân tình

Hơn chục năm trở lại đây, Báo Pháp Luật Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo, đã có nhiều hoạt động đóng góp lớn trong công tác đền ơn đáp nghĩa. Hàng chục tỉ đồng do cán bộ Báo, bạn đọc, doanh nghiệp ủng hộ đã đến với hàng trăm mái nhà từ pháp, hàng nghìn sổ tiết kiệm trao tới những mảnh đời khó khăn, tiếp thêm động lực để bà con vươn lên trong cuộc sống... 

Tổng biên tập Đào Văn Hội (phải) trao quà trong chuyến công tác Xóa nghèo pháp luật tại tỉnh Điện Biên năm 2018
Tổng biên tập Đào Văn Hội (phải) trao quà trong chuyến công tác Xóa nghèo pháp luật tại tỉnh Điện Biên năm 2018

Trong nhiều cuộc họp, hay những khi vui vẻ, Tổng biên tập luôn nhắc tới công tác đền ơn đáp nghĩa, và nhắc anh em đừng ngại khi vận động cộng đồng ủng hộ. Nhớ cách đây mấy năm, Đoàn công tác đang trên đường vào Quảng Trị để thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa thì lại nhận thêm được một khoản khá khá tiền và quà của bạn đọc ủng hộ.

Phó Tổng biên tập Vũ Hoàng Diệp trao quà từ thiện cho học sinh nghèo tại tỉnh Lâm Đồng năm 2015
Phó Tổng biên tập Vũ Hoàng Diệp trao quà từ thiện cho học sinh nghèo tại tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Sau một ngày đi đường mệt mỏi đến nơi, chưa kịp ăn cơm tối, đồng chí Trưởng ban Bạn đọc Trần Đức Vinh, nay là Phó Tổng biên tập nói với mấy anh em: “Thôi chúng ta chưa nghỉ vội, lên phòng bàn việc nhé…” Khi biết Báo vừa nhận thêm tiền và quà gửi cho bà con, cả Đoàn dường như quên hết mệt mỏi của quãng đường hơn 500 cây số, ai cũng hào hứng và sôi nổi … 

Phó Tổng biên tập Trần Đức Vinh (bìa phải) trao tặng Nhà đồng đội trong chương trình Xóa nghèo pháp luật tại tỉnh Kiên Giang năm 2018
Phó Tổng biên tập Trần Đức Vinh (bìa phải) trao tặng Nhà đồng đội trong chương trình Xóa nghèo pháp luật tại tỉnh Kiên Giang năm 2018 

Thế rồi mọi người trong Đoàn ai vào việc nấy, công việc cứ cuốn cho đến khi mọi việc xong xuôi xuống nhà ăn, mâm cơm nguội ngắt mà ăn ai cũng thấy ngon vì đã đói mềm. 

Hôm sau, nhìn những nụ cười rạng ngời trên những khuôn mặt khắc khổ đen sạm của bà con được nhận quà của Báo, chúng tôi ai cũng thấy vui và cảm động vì đã chung tay chia sẻ thiết thực với những khó khăn của bà con, giúp bà con ổn định cuộc sống…

Bước vào Kỷ nguyên 4.0, Báo Pháp luật Việt Nam tự tin đón nhận những cơ hội và thách thức; nỗ lực đổi mới, sáng tạo và cầu thị để tờ báo ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn hơn. Đi qua chặng đường 34 năm phát triển và trưởng thành, tờ Báo yêu thương của chúng tôi nguyện tiếp tục gánh vác sứ mệnh cao cả trên đôi vai thanh xuân: “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, vì bạn đọc! 

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.