Thận trọng khi xuất khẩu sang châu Âu…

Mặt hàng thép có nguy cơ bị áp thuế tự vệ vượt ngưỡng. Ảnh minh họa
Mặt hàng thép có nguy cơ bị áp thuế tự vệ vượt ngưỡng. Ảnh minh họa
(PLO) - Sau khi Mỹ chính thức áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại bằng hàng rào thuế quan lại đến lượt các quốc gia châu Âu lập hàng rào để hạn chế hàng hoá nhập khẩu (NK) từ các nước khác. Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) thời gian gần đây đã liên tục đưa ra các khuyến cáo về việc DN Việt phải “kiềm chế” xuất khẩu (XK) một vài mặt hàng sang châu Âu, nếu không muốn bị áp thuế tự vệ ngưỡng. 

Nhiều mặt hàng bị áp thuế tự vệ vượt ngưỡng

Theo thông báo mới nhất từ Cục Phòng vệ Thương mại (PVTM), sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực, các quốc gia EAEU (bao gồm LB Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) cam kết loại bỏ thuế quan đối với 9.774 dòng thuế cho hàng NK từ Việt Nam, tương đương với khoảng 90% số dòng thuế trong Biểu thuế NK của EAEU.

Tuy nhiên, trong số 90% các dòng thuế về 0% nói trên, có một số mặt hàng muốn hưởng thuế suất 0% buộc phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng. Cụ thể, Hiệp định này quy định một số mặt hàng như dệt may, giày dép và đồ nội thất NK từ Việt Nam phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng.

Theo đó, nếu khối lượng NK các nhóm mặt hàng này từ Việt Nam trong một năm vượt một ngưỡng khối lượng nhất định quy định, EAEU có quyền điều chỉnh tăng thuế NK từ 0% lên mức thuế NK tối huệ quốc (MFN) trong khoảng thời gian 6 tháng (nếu khối lượng NK trong năm trong khoảng từ trên 100% -150% ngưỡng quy định) hoặc 9 tháng (nếu khối lượng NK trong năm trên 150% ngưỡng quy định). 

Đại diện Cục PVTM cho biết, hiện nay, quần áo lót và quần áo trẻ em từ Việt Nam đang phải chịu áp thuế tự vệ ngưỡng ở cả 2mức. Trong đó quần áo lót đang bị áp dụng thuế NK MFN (với mức thuế suất từ 1,5-1,75 euro/kg) trong 9 tháng từ  14/3/2018-13/12/2018. Kể từ ngày 14/12/2018, mức thuế suất NK đối với mặt hàng này sẽ quay về 0%. Quần áo trẻ em cũng đang bị áp dụng thuế NK MFN ở mức 1,3 euro/kg trong khoảng thời gian 6 tháng từ ngày 14/3/2018-13/9/2018. Sau ngày 14/9/ 2018, mức thuế suất NK đối với mặt hàng này sẽ quay về 0%.

Đại diện Cục PVTM cũng cho biết, may mắn là trong năm 2019, các mặt hàng nói trên sẽ không phải chịu mức thuế MNF do khối lượng XK mặt hàng này sang EAEU trong 6 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn nhiều so với ngưỡng quy định. Hiện quần áo trẻ em, số lượng XK trong 6 tháng đầu năm mới chỉ chiếm khoảng 9,32% so với ngưỡng quy định, quần áo lót chỉ chiếm 12,9% so với ngưỡng quy định. Các mặt hàng khác cũng chỉ XK dưới mức 30% so với quy định.

Sẽ thông báo số lượng XK hàng tháng

Trước đấy, Cục PVTM cũng đã từng phải lên tiếng nhắc nhở về việc mặt hàng thép Việt phải cầm cự mức XK sang EU sau khi Ủy ban châu Âu (EC) quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức “hạn ngạch thuế quan” đối với 23/28 nhóm sản phẩm thép NK bị điều tra. Quyết định này được công bố sau 4 tháng EC khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 28 nhóm sản phẩm thép NK do lo ngại sự gia tăng NK có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.

Đại diện Cục PVTM cho biết, hiện nay xu hướng bảo hộ thương mại đang quay trở lại khá mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt từ năm 2018. Việc EC quyết định mỗi nhóm sản phẩm thép NK có một mức hạn ngạch riêng là một trong những biện pháp được tính đến khi chưa có ràng buộc cụ thể với các quốc gia thông qua các hiệp định thương mại tự do. Hạn ngạch này được tính toán trên cơ sở trung bình cộng của tổng lượng XK của các nước vào châu Âu (EU) trong các năm từ 2015-2017.

Thuế suất trong hạn ngạch bằng với thuế suất hiện hành, khối lượng NK vượt hạn ngạch sẽ phải chịu thêm thuế suất NK bổ sung là 25%. Biện pháp tự vệ tạm thời có thời hạn hiệu lực trong 200 ngày (từ 19/7/2018 đến 3/2/2019). Sau đó, trên cơ sở kết quả điều tra cuối cùng, EC sẽ quyết định có áp dụng biện pháp tự vệ chính thức hay không.

Đại diện Cục PVTM cho biết, căn cứ quy định của Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp nếu có thị phần NK không đáng kể (dưới 3%), Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 3 nhóm sản phẩm bao gồm: Thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; Thép tấm mạ kim loại; Thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.

Đối với 20 nhóm sản phẩm còn lại, tạm thời các sản phẩm NK từ Việt Nam vào EU được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp (không bị áp dụng hạn ngạch và không phải chịu thuế suất vượt hạn ngạch bổ sung 25%). Tuy nhiên, đại diện Cục PVTM cho biết, nếu trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, số lượng NK các sản phẩm này từ Việt Nam tăng vượt mức 3%, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ không được loại trừ khi EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức (sau ngày 3/2/2019)

Do đó, trước nguy cơ bị áp dụng thuế XK tự vệ vượt ngưỡng, hàng tháng Cục PVTM sẽ công bố số liệu XK thép sang EU và số liệu các mặt hàng XK nằm trong danh mục bị áp dụng cơ chế tự vệ vượt ngưỡng sang EAEU nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình XK các nhóm sản phẩm xuất sang châu Âu và có biện pháp kiềm chế phù hợp. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.