Thận trọng khi 'sân khấu hóa' di sản văn hóa phi vật thể

Di sản cần “sống” trong không gian văn hóa phù hợp. (Nguồn: Internet)
Di sản cần “sống” trong không gian văn hóa phù hợp. (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cố GS. Ngô Ðức Thịnh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, lúc sinh thời đã đưa ra nhận xét, “sân khấu hóa” các di sản văn hóa là cách “truyền thống tìm cách bước chân vào xã hội hiện đại” nhằm giúp cho sự hồi tưởng của người xem. Tuy nhiên, nếu việc này bị lạm dụng thì không phù hợp.

Đừng làm sai lệch di sản

Những giá trị độc đáo của các di sản văn hóa phi vật thể là nguồn hấp dẫn mạnh mẽ du khách trong và ngoài nước tới địa phương để tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức, đặc biệt với các di sản được UNESCO ghi danh như: nhã nhạc cung đình Huế, nghệ thuật bài chòi, dân ca quan họ, cồng chiêng Tây Nguyên… Điều này đã góp phần đáng kể thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng làm cho những bối cảnh thực hành văn hóa có nhiều biến đổi. Đã có nhiều trường hợp, văn hóa bị tách ra khỏi cộng đồng và “được” quyết định những hình thức thực hành bởi các văn bản hành chính trong khi những giá trị làm nên “hồn cốt” của di tích, di sản bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua.

Tại Hội thảo “Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh” do Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL tổ chức cuối tháng 8 vừa qua tại Bảo tàng Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Đạo Cương đã chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như: nhận thức hạn chế và không đồng đều của xã hội, cộng đồng và các cấp chính quyền; một số địa phương chỉ quan tâm tới việc xây dựng hồ sơ để đưa vào Danh mục của quốc gia, quốc tế mà thiếu các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị gắn với phát triển bền vững và hội nhập; chưa nhận diện, nắm bắt kịp thời các giá trị, đặc trưng, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc thực hành, hiện trạng thực hành và bảo vệ di sản, các nguy cơ tác động, dẫn tới thực hành sai lệch, mai một và thất truyền di sản...

Gần đây, nghi thức hầu đồng trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đang bị biến tướng. Tại Hội thảo trên, GS Trần Lâm Biền cho rằng, việc đưa một vài thành tố của thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ lên không gian sân khấu để biểu diễn không vấn đề gì. Tuy nhiên, người đạo diễn hoặc tổ chức biểu diễn phải hiểu thấu được đạo Mẫu để không làm sai lệch hoặc biến tướng những thành tố đó. “Tôi nghĩ rằng, cơ quan chức năng cần có những quy định rất chặt chẽ đối với việc quảng bá di sản. Trước khi tiến hành quảng bá di sản, phải hiểu được cặn kẽ di sản và biết ứng xử đúng khuôn phép. Đừng biến việc quảng bá di sản trở thành giải tỏa những nhu cầu tầm thường của đời sống”, GS Trần Lâm Biền nhấn mạnh.

Di sản không tách khỏi môi trường tồn tại quen thuộc, nên không thể đem di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ ra khỏi đền phủ để biểu diễn. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng - thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ (Hà Nội) đồng quan điểm, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản tâm linh chứ không phải di sản nghệ thuật nên phải thực hiện trong không gian đền đài, điện, phủ. Nếu đưa hầu đồng ra khỏi không gian thiêng để biểu diễn là không đúng với khái niệm “thực hành di sản”.

Để di sản “sống” trong không gian văn hóa

Ngoài tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, hát then - đàn tính, quan họ, cồng chiêng… cũng được đưa lên sân khấu. Trước thực tế này, các nhà nghiên cứu cho rằng, các tiết mục biểu diễn chỉ là một bộ phận cấu thành, không phải di sản văn hóa phi vật thể hoàn chỉnh bởi nó không có không gian nguyên thủy. Do đó, trên sân khấu nên hạn chế dùng các cụm từ như: “Liên hoan thực hành di sản” mà chỉ nên dùng: “Liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính”, “Liên hoan biểu diễn cồng chiêng”…

Không gian văn hóa cồng chiêng cũng bị biến tướng khi nhiều người lầm tưởng chỉ là vài tiết mục được tổ chức do người dân, các em thiếu niên trình diễn cho khách du lịch. Lớp trẻ chủ yếu học đánh chiêng để phục vụ du lịch, đánh chiêng khi có đoàn khách yêu cầu chứ không như đánh chiêng trong buôn xưa mỗi khi có việc vui hay buồn. Kiểu học và đánh chiêng dễ dãi như chỉ cần thuộc vài bài, vô hình trung đã “loại” lớp trẻ ra khỏi những nghi lễ đánh chiêng theo truyền thống của cộng đồng là thực hành trong các ngày lễ, hiếu, hỉ. Lại có nơi tổ chức hàng nghìn người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ, số người tham gia vòng xòe “đạt kỷ lục Guiness”… đã làm sai lệch, làm thay đổi bản chất của di sản, lễ - hội cả từ nội dung, ý nghĩa đến phương thức thực hành. Đạt kỷ lục không phải là cách bảo tồn di sản theo tiêu chí của UNESCO.

Ở góc độ nghiên cứu khoa học, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Từ Thị Loan cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về di sản, giúp họ hiểu đúng, đầy đủ hơn. Đóng vai trò quan trọng ở đây trước hết là các nhà khoa học với những hiểu biết chuyên môn thấu đáo, am tường về di sản. Họ phải là đội ngũ có tiếng nói tích cực, giới thiệu cái hay, cái đẹp, giá trị của di sản đến với dân chúng và phổ biến cách thức thực hành tín ngưỡng theo đúng truyền thống.

Bên cạnh đó là vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông đại chúng - công cụ hữu hiệu trong việc tôn vinh di sản, quảng bá những phương diện tích cực, đồng thời điều chỉnh, phê phán những biểu hiện tiêu cực, trục lợi, thương mại hóa di sản, vi phạm các thuần phong, mỹ tục…

Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Đồng thời, đã có 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 131 Nghệ nhân Nhân dân. Có khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 497 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phân bố rộng khắp trên cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội

(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Đọc thêm

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui
 - Tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024, Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”.

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.