Thân phận mẹ kế

Chị Hoài tái mặt khi nghe tiếng cô con dâu buông thõng: “Không ăn thì thôi, mời mọc làm gì nhiều!”. Sau tiếng nói của cô con dâu, mấy đứa trẻ răm rắp ngồi vào mâm, ăn rào rào như tằm.

Chị Hoài tái mặt khi nghe tiếng cô con dâu buông thõng: “Không ăn thì thôi, mời mọc làm gì nhiều!”. Sau tiếng nói của cô con dâu, mấy đứa trẻ răm rắp ngồi vào mâm, ăn rào rào như tằm.

Sự vô tư của lũ trẻ khiến lòng chị Hoài thắt lại, chị nuốt nước mắt hồi tưởng lại quãng đời làm vợ ngắn ngủi nhưng đầy trái ngang của chị.

Chị Hoài lấy chồng ở độ tuổi gần 40, lúc đó con gái riêng của chị đã 13 tuổi. Người chồng trước đã bỏ mẹ con chị ngay từ khi con gái chị chưa chào đời. Lý do duy nhất là chị quá nghèo, chị chỉ có một nghề duy nhất là may hàng chợ.

Chị về làm lẽ một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi, con cái, cháu chắt một đàn. Người đàn ông này chẳng biết làm ăn buôn bán gì mà giàu lắm, sắm sửa cho mỗi đứa con một cơ ngơi đầy đủ. Bản thân chị và đứa con gái riêng cũng được làm quen với cuộc sống xa hoa, xe đưa, xe rước.

Đến khi chị sinh được thêm một thằng con trai, mấy đứa con riêng của chồng kéo hết cả vợ con ra Hà Nội, ở kín cái nhà 3 tầng của bố chúng.

Sự vô tư của lũ trẻ khiến lòng chị Hoài thắt lại, chị nuốt nước mắt hồi tưởng lại quãng đời làm vợ ngắn ngủi nhưng đầy trái ngang của chị. (Ảnh minh họa)
Sự vô tư của lũ trẻ khiến lòng chị Hoài thắt lại, chị nuốt nước mắt hồi tưởng lại quãng đời làm vợ ngắn ngủi nhưng đầy trái ngang của chị. (Ảnh minh họa)

Chúng gọi chị là mẹ, mấy đứa trẻ gọi chị là bà. Đi đâu ai cũng khen chị Hoài trẻ thế mà đã có con cháu lớn và ngoan đáo để. Chị Hoài cười, dường như ông trời đã đoái thương đến cuộc sống cơ cực của chị.

Thế nhưng một hôm, chồng chị đi qua đêm, sáng hôm sau cũng chẳng thấy về. Mấy đứa con chồng nháo nhác. Lòng chị cũng nóng như ai gắp than bỏ vào. Quá trưa, mấy người công an bấm chuông, xộc vào nhà, một người giơ trước mặt chị cái thẻ công an, một người đọc rất nhanh lệnh khám nhà, hai người còn lại phong tỏa các cửa ra vào. Sau đó họ xộc lên gác, khám xét tất cả các ngăn tủ. Mặt chị Hoài tái không còn giọt máu nào, chị nghĩ đến số tiền chồng chị bảo đem cất ở góc tủ, chị mong không ai tìm ra, nhưng cuối cùng bọc tiền đó cũng được lôi đi.

Họ bảo chồng chị buôn lậu, lừa đảo, đang tạm giam ở đồn, lấy cung xong sẽ chuyển vào trại. Lũ con chồng lu loa lên khóc bố, rồi chúng ngồi tính với nhau xem bố còn để lại bao nhiêu tiền, phải dồn góp thế nào để cứu bố. Đứa con gái của chồng chị lấy sổ ra ghi ghi chép chép, được tất cả gần 3 trăm triệu, cho tất vào một cuốn sổ tiết kiệm đứng tên vợ chồng nó.

Chị bắt đầu bị kiểm soát ngầm tất cả các khoản chi tiêu, con gái và con dâu của chồng chị bắt đầu cầm tiền chi tiêu, còn chị chỉ ở nhà phục vụ hai bữa cơm nước.

Qua hai tháng, luật sư nói có thể chồng chị bị ngồi tù 8 năm, mấy đứa con lại bàn nhau để chạy tội cho bố. Chúng đòi khéo lại tất cả dây chuyền, hoa tai, nhẫn cưới của chị, cả cái xe máy đứng tên chị, chúng cũng bảo chị bán đi để lo cho bố chúng.

Chị giữ lại cái xe máy, bảo để lấy cái đưa đón bọn trẻ đi học, còn chạy đi nhận hàng về làm thêm. Mấy tháng nay chị kì cạch không ngủ, máy hàng chợ suốt đêm để kiếm tiền lo cho hai đứa con riêng của chị.

Mấy đứa con chồng ngấm ngầm tỏ thái độ, chúng nói cạnh khóe rằng mẹ con chị chỉ biết tiêu những đồng tiền bố chúng làm ra, bây giờ bố chúng ngồi một chỗ, chị phải “mỗi người một chân một tay lo cho bọn trẻ”. Chúng ngầm định chị phải kiếm tiền lo cho hai đứa con chị.

Qua 3 tháng nữa, tòa xét sơ thẩm, chồng chị do có thái độ biết hối cải, công an cũng đã thu hồi lại đủ số tiền của công ty, nên chỉ phạt 3 năm tù. Chồng chị nhất định không cho con cái chạy trọt, nói số tiền đó để chị chi tiêu cho bọn trẻ học hành trong mấy năm, để anh mãn hạn tù rồi tính.

Chồng chị thụ án 3 năm, lũ con cũng nghe lời bố không chạy trọt gì. Cũng theo lời bố, chúng cấu dần số tiền tiết kiệm ra, đứa bảo đầu tư mua xe máy chạy việc, đứa đóng cổ phần chạy xe, cũng hết gần một nửa số tiền tiết kiệm. Số còn lại con gái chồng vẫn giữ, nó bảo để đó cho bố nó ra tù còn có vốn làm ăn.

Tuy nhiên, một đêm không ngủ, ngang qua phòng vợ chồng đứa con gái, chị thấy vợ chồng nó bàn nhau ra ở riêng, bàn nhau về quê sang tên cho chồng nó cái nhà bố nó xây để thờ cúng, để thế chấp mua xe riêng…

Chị buồn lắm, vì chị hiểu, dường như đằng sau sự quán xuyến của con gái chồng là cả một sự tính toán. Đã đành tiền không phải của chị làm ra, chị cũng chẳng có quyền giữ, nhưng chị nhận thấy chị chẳng có vai trò gì nữa. Bữa cơm dọn ra, nếu chị mải làm, con dâu chị chỉ sai thằng con vào mời bà qua quýt, chị cố làm nốt thì chúng thản nhiên ngồi ăn, có những lúc chị xong việc đứng lên, mâm cơm chỉ còn vài cọng rau thừa ở đĩa, lèo tèo vài miếng thức ăn lem nhem trên đĩa, chị giấu nước mắt mà ăn.

Hôm nay, chị nghe chính con dâu nói với bọn trẻ: “Không ăn thì thôi, mời mọc làm gì nhiều!”, chị tủi thân quá.

Những đứa con chồng chị, chúng chỉ quen được bố chúng cung phụng, quen hưởng thụ, trước mặt bố chúng gọi chị là mẹ, nhưng giờ đây, khi chị cần có một điểm tựa để vực dậy một gia đình, thì chị lại cảm thấy rõ nhất rằng chúng coi chị như người dưng, mẹ con chị như những món nợ mà bố chúng để lại. Chẳng biết tiêu tán hết số tiền trong sổ tiết kiệm, chúng sẽ đối xử với mẹ con chị ra sao nữa? Chị đang nghĩ không biết có nên đưa hai đứa con ra thuê nhà ở riêng? Chị sẽ kì cạch máy hàng để kiếm tiền nuôi hai đứa con mình?


Theo Eva

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.