Thận dê, vị thuốc dành cho quý ông

Trong y học cổ truyền, thận dê được gọi là dương thận, bao gồm hai phần : dương nội thận, hay còn gọi là dương yêu tử, tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận, hay còn gọi là dương thạch tử, tức là tinh hoàn.

Trong y học cổ truyền, thận dê được gọi là dương thận, bao gồm hai phần : dương nội thận, hay còn gọi là dương yêu tử, tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận, hay còn gọi là dương thạch tử, tức là tinh hoàn. Dương thận vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tuỷ, thường được dùng để chữa các chứng thận lao hư tổn, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, liệt dương, di hoạt tinh, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần...

Dương thận thường được sử dụng dưới dạng kết hợp với một số thực phẩm hay dược liệu để chế biến thành những món ăn bài thuốc hấp dẫn vừa có công dụng bổ dưỡng lại vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây, xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.

Bài 1:  Dương nội thận 1 quả, thịt dê 60g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 60 - 90g, hành củ và gia vị vừa đủ. Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; thịt dê rửa sạch, thái quân cờ; sắc kỹ kỷ tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thận và thịt dê vào ninh nhừ với gạo thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Thận dê tốt cho nam giới suy giảm khả năng tình dục.
Thận dê tốt cho nam giới suy giảm khả năng tình dục.

Bài 2:  Dương nội thận 1 quả, nhục thung dung 30g. Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; nhục thung dung tẩm rượu một đêm rồi thái lát, đem hầm cùng với dương thận, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hoả suy.

Bài 3: Dương ngoại thận 1 đôi, nước hầm xương lợn 1 bát, tuỷ lợn một đoạn, gia vị vừa đủ. Dương ngoại thận rửa sạch, thái miếng; đun nước hầm xương lợn cùng với gia vị và tuỷ lợn trong 15 phút, sau đó cho dương ngoại thận vào đun thêm chừng 3 phút là được, múc ra bát, ăn nóng. Công dụng: ích tinh, trợ dương, bổ thận, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể...

Bài 4:  Dương nội thận 1 đôi, nhục thung dung 25g, thảo quả 5 g, trần bì 5g, mỡ dê 100g, gia vị vừa đủ. Thận dê làm sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; mỡ dê thái miếng; sắc kỹ các vị thuốc rồi bỏ bã lấy nước, đem hầm với thận và mỡ dê, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, ôn trung kiện tỳ, nhuận tràng thông tiện, được dùng để chữa các chứng liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, táo bón do thận dương hư.

Bài 5: Dương ngoại thận 1 đôi, nhung hươu 3 g, rượu trắng 500 ml. Dương ngoại thận tươi (lấy từ dê núi là tốt nhất), rửa sạch huyết rồi đem ngâm cùng nhung hươu với rượu trắng chừng nửa tháng là được, mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml; kiêng hành, gừng, tỏi và hạt tiêu. Công dụng: bổ thận tráng dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch lạnh loãng, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng...

Bài 6:  Dương nội thận 1 quả, bạch tật lê sao qua 120g, long nhãn 120g, dâm dương hoắc 120g, toả dương 120g, ý dĩ 120g. Tất cả đem ngâm với rượu trắng chừng nửa tháng, mỗi ngày uống 20ml. Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh bổ tuỷ, khu phong trừ thấp, dùng để trị các chứng liệt dương, di mộng tinh, tinh lạnh, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc ở người già do thận hư.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, một trong những chức năng quan trọng của tạng thận là chủ về sinh dục. Dê lại là một trong những loài động vật có khả năng hoạt động sinh dục mạnh mẽ và bền bỉ, bởi vậy, quả thận và tinh hoàn của dê đã được người xưa sử dụng làm thức ăn và làm thuốc để chữa trị các chứng bệnh thuộc hệ sinh dục từ rất sớm. Đây là một trong những ví dụ điển hình của việc áp dụng học thuyết "dĩ tạng bổ tạng", "dĩ tạng liệu tạng" (lấy tạng để bồi bổ và chữa bệnh của tạng) trong y học cổ truyền.

[links()]

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe đời sống

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.