Tham vọng lập “cứ điểm” vận tải ở Châu thổ Cửu Long

Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: An ninh, kinh tế biển của Việt Nam sẽ vững mạnh khi hình thành được trung tâm vận tải ở ĐBSCL
Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: An ninh, kinh tế biển của Việt Nam sẽ vững mạnh khi hình thành được trung tâm vận tải ở ĐBSCL
(PLO)- “Singapore quan trọng với nhiều nước bởi họ là một trung tâm vận tải lớn của thế giới. Ở ta, ĐBSCL “trời cho” bao lợi thế sông nước, tại sao không tham vọng biến đây thành “cứ điểm” về vận tải để kết nối với Lào, Thái Lan, Campuchia… từ đó nâng cao vị thế, sức ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực”, Cục trưởng Đường thuỷ nội địa Việt Nam Hoàng Hồng Giang trăn trở.

Container hoá trong vận tải

Một thời là giảng viên đại học và nay đang trong “vai” người quản lý Nhà nước, nhưng Cục trưởng Giang nói ông không thể quên lời của một Giáo sư ở Đại học TU Delft (Hà Lan) khi vị này nói với ông về chủ đề kinh tế vận tải của Việt Nam.

 “Vị Giáo sư này có nói với tôi rằng, “Hà Lan chỉ có mỗi con sông Rhine mà kết nối được với cả Âu châu và giúp Hà Lan kiếm được bộn tiền từ đây. Còn Việt Nam các bạn, dòng Mê kông rộng lớn như thế, tại sao không biến nó thành thật nhiều tiền?”, ông Giang nhớ lại câu chuyện cách đây nhiều năm. 

Theo thống kê cho thấy, thị phần vận tải của phương thức này dù đang xếp thứ 2 trong số 5 phương thức vận tải (chiếm 18%), tức là khá cao nhưng trên thực tế, đường thuỷ vẫn còn không ít dư địa để tiếp tục đẩy mạnh và phát triển.

Thưa Cục trưởng, theo ông thì cách nào để có thể biến được những dư địa nói trên thành bộn tiền như lời gợi ý của vị Giáo sư ở Đại học TU Delft?

Đường thuỷ chỉ mạnh khi chúng ta phát triển tốt vận tải đa phương thức, bởi nó không phải là hình thức vận tải từ “cửa đến cửa” như đường bộ theo kiểu xe ô tô chỡ hàng đổ xịch trước nhà mà cần phải gắn vời đường bộ, đường sắt và đường biển để vận chuyển. 

Nhưng hiện tại, đường thuỷ lại đang vướng một số thứ như thiếu cảng, tĩnh không cầu thấp, hàng rời không còn nhiều… nên thị phần của đường thuỷ mãi vẫn chỉ là con số 17, 18%.

Muốn có đột biến, thì phải container hoá trong vận tải, nhiều mặt hàng cần phải cho vào container để có thể đi được với khối lượng lớn, an toàn và quan trọng là nó có hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn dễ cẩu lắp khi lên xuống xà lan và tàu. Làm được những điều nói trên, tự khắc logicstics sẽ phát triển ngay. 

Thực tế, một số nước hiện nay, rác - người ta cũng đóng vào container để vận chuyển chứ không chỉ có hàng hoá.

Tôi cho rằng, khi chúng ta giải quyết được vấn đề hàng rời rồi thì phải tính tới chuyện cắt, nâng tĩnh không các cầu, bởi cả nước đang có 250 cầu không đạt yêu cầu cho tàu thuyền đi qua trong đó tập trung phần lớn ở ĐBSCL. Chính những tồn tại này đang cản trở việc vận tải, bởi tĩnh không cầu thấp nên các tàu chỉ mới vận chuyển được 1 lớp container trong khi phải xếp cao đủ 3 lớp thì mới hiệu quả kinh tế.

Đường thuỷ làm... xích lô, ba gác cho cảng biển

- Ông vừa nhấn mạnh các phương thức vận tải nếu kết nối tốt, thì đường thuỷ ắt sẽ phát triển. Nhưng tôi biết có một thời, một số ngành như đường thuỷ, đường biển không những thiếu tính kết nối mà còn dẫm lên “chân” nhau, o ép lẫn nhau để kéo quyền lợi riêng cho ngành mình chứ chưa vì tổng thể?

Thực tế này gần đây đã được nhận ra, và chúng tôi là những người làm công tác quản lý Nhà nước thì cần nhìn thẳng vào sự thật để thiết kế ra những chính sách đúng, trúng, phải thực sự vì đại cục.

Bởi trước đây, có một thực tế là “ông Hàng hải” và “ông Đường thuỷ” luôn có một sự tranh chấp nhau, lấn vào “khuôn viên” của nhau để có thêm việc làm, thêm quyền lợi. Nhưng sau đó nhìn lại thì thấy hoá ra là “trong nhà” đang hại nhau, mà là hại cho chính Hàng hải. Vì nếu muốn cho Hàng hải phát trển, thì cảng cần phải có thật nhiều hàng để tàu biển vận tải đi, đến. Do vậy, tôi đã nói vui rằng, Hàng hải phải coi Đường thuỷ như là xích lô, ba gác để thồ hàng đến cảng và từ cảng sẽ đi khắp nơi, như thế giá cả khi đó mới hạ được.

Vấn đề này không chỉ chúng tôi ở dưới nhận ra mà lãnh đạo Bộ GTVT cũng đã nhìn thấy, và yêu cầu phải dẹp bỏ những cái riêng để vì những mục tiêu lớn, dài lâu.

ĐBSCL có thể thu hút hàng hoá từ Lào, Thái Lan, Campuchia để đi ra biển Đông và đến một nước thứ 3
ĐBSCL có thể thu hút hàng hoá từ Lào, Thái Lan, Campuchia để đi ra biển Đông và đến một nước thứ 3

Một “cứ điểm” vận tải, tại sao không?

- Là một nhà quản lý trong điều kiện đất nước có nhiều tiềm năng về đường thuỷ, nhưng vẫn chưa đẩy lên thành lợi thế cạnh tranh, chưa biến nó thành sức mạnh quốc gia, ông có thực sự thấy sốt ruột? Ở đây, tôi chỉ xin lấy ví dụ ở vùng Châu thổ Cửu Long để phân tích, thưa ông?

  Thực sự, lời của ông Giáo sư ở đại học Hà Lan cách đây nhiều năm đã khiến tôi trăn trở. Bởi với vị trí, điều kiện tự nhiên như thế, nếu quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có thể hình thành ở ĐBSCL một “cứ điểm” về vận tải để thu hút hàng hoá từ các nước ở thượng lưu sông Mê Kông như Lào, Thái Lan, Campuchia cùng đưa hàng về đây sau đó đi Cái Mép - Thị Vải để ra Biển Đông, ra thế giới. Tôi tin, chúng ta có thể làm được như mô hình của Singapore dưới góc độ vận tải thuỷ.

Khi đã tạo dựng được như thế, thì chúng ta sẽ có được những ảnh hưởng nhất định với các nước trong khu vực giống như Singapore có sức ảnh hưởng với các nước khác, bởi hàng hoá của rất nhiều nước đều phải đi qua đảo quốc này. 

Giả thiết tới đây khi đã hình thành được một trung tâm vận tải ở ĐBSCL, thì vấn đề an ninh, kinh tế biển đảo của Việt Nam chắc chắn sẽ vững mạnh lên, các nước thượng lưu sông Mê Kông khi đã phụ thuộc vận tải thuỷ ở Việt Nam, thì họ sẽ phải duy trì nguồn nước, mức nước ổn định phía hạ lưu cho Việt Nam.

Nói tóm lại, chúng ta phải có những đích ngắm xa hơn cho vận tải thuỷ thay vì chỉ coi đây là một phương thức vận tải phục vụ trong nội địa.

- Cảm ơn ông!

Ai cũng có thể “nhảy” lên tàu

Một trong những nguyên nhân đang cản trở vận tải thuỷ phát triển đó tình trạng nhũng nhiều, thủ tục rườm rà của các lực lượng làm nhiệm vụ trên đường thuỷ.Theo đó, một phương tiên thuỷ từ khi rời bến đến điểm giao hàng phải qua hàng loạt trạm, chốt với sự kiểm tra của nhiều lực lượng Công an, Biên phòng, Cảng vụ đường thuỷ, Thanh tra… 

Vì thế, có một số trường hợp tàu cập bến, xuất bến chậm khiến chủ tàu, hàng thiệt hại. Thậm chí, còn xảy ra tình trạng tiêu cực với những khoản chi phí “lót tay”,“tiền đường” không chính thức khiến cho giá thành vận tải bị đội lên, sức cạnh trạnh của vận tải bị giảm. 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.