Tham tiểu tiết, bỏ đại cục

Tàu Trung Quốc (phải) phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Ảnh: AP
Tàu Trung Quốc (phải) phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Ảnh: AP
(PLO) - Đã 2 tháng nay, chính quyền Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 đặt vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; tiếp sau đó, giàn khoan Nam Hải 09 cũng hoạt động trên vùng chưa phân định của vịnh Bắc Bộ đã tạo nên tình trạng ngày càng căng thẳng trên biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa hai nước Việt - Trung và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc…
Cho đến nay, Việt Nam đã chính thức nhiều lần lên tiếng phản đối hành động đơn phương gây hấn ấy nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn phớt lờ tất cả, bất chấp Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, bất chấp Quy tắc ứng xử trên biển Đông, càng không đếm xỉa đến các nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Năm 2011, lãnh đạo cấp cao hai bên đã cùng ký kết Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa. Theo đó, hai bên nhất trí “giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam -Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực”. 
Dù là nhân dân Việt Nam, Trung Hoa hay nhân dân quốc gia nào đi nữa thì “lợi ích căn bản, nguyện vọng chung” nhất chính là được chung sống hòa bình, cùng nhau phát triển, mỗi người mưu cầu cho hạnh phúc, an lành của bản thân, gia đình, dòng tộc, đất nước và dân tộc mình. Đó cũng chính là đại cục quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc, là nền tảng cơ bản để thiết lập, duy trì quan hệ hữu hảo “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước Việt - Trung. 
Thế nhưng, chính giàn khoan Hải Dương 981- cùng cái tiểu tiết “dầu khí dưới đại dương”- đã và đang khiến đại cục mà nhân dân hai nước Việt - Trung hướng tới bị nghiêng lệch và có nguy cơ đổ vỡ. Chính quyền Trung Quốc đã chỉ để mắt đến quyền lợi nhỏ, ích lợi ngắn hạn mà cố tình quên bỏ lợi ích lâu dài, to lớn là “hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực”. 
Đại cục có được nhờ biết buông bỏ tiểu tiết, sẵn sàng đổi nhiều tiểu tiết để có được đại cục lâu dài, bền vững, đó là điều chắc chắn nhân dân hai nước Việt - Trung đều thông hiểu rõ ràng. Tham tiểu tiết như chính quyền Trung Quốc đang làm - trong khi cố tình che giấu sự thật với chính nhân dân Trung Quốc - thì còn đâu đại cục, làm sao giữ được đại cục như nguyện vọng tha thiết, chính đáng của nhân dân hai nước?
Cũng theo Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa, hai nước Việt - Trung khi xử lý và giải quyết vấn đề trên biển, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. 
Phương châm, tinh thần như thế là rõ ràng, minh bạch, tốt đẹp cho cả hai nước nhưng chính quyền Trung Quốc lại hành xử hoàn toàn trái ngược! “Láng giềng hữu nghị” bằng cách đâm va tàu cá của ngư dân sao? “Hợp tác toàn diện” mà đơn phương kéo giàn khoan đến vùng biển của nước láng giềng để hạ đặt sao? “Ổn định lâu dài” làm sao khi liên tục leo thang, gây hấn, đe dọa dùng vũ lực trên biển Đông? Đã không thật lòng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài” thì ai dám chắc có thể cùng nhau “hướng tới tương lai”?
Nhân dân Việt Nam đã và đang tin tưởng chắc chắn rằng nhân dân Trung Hoa luôn có tình hữu nghị sâu đậm, thực chất; hai bên cùng chung mong ước có cuộc sống thanh bình, thịnh vượng, hài hòa và tốt đẹp. Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo vào đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn không phải là nguyện vọng, ý chí của nhân dân Trung Hoa yêu chuộng hòa bình, công lý và công bằng. Trái lại, đó rõ ràng chỉ là hành động của một nhóm những người cầm quyền ở Trung Quốc đang cố tình lừa dối nhân dân hai nước Việt - Trung, lừa dối công luận thế giới vì mục đích riêng, tuyệt đối nguy hại cho quan hệ tốt đẹp và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Đặt những câu hỏi trên, mong nhân dân Trung Hoa hãy tỉnh táo, khách quan, công bằng và nhanh chóng có tiếng nói đấu tranh, kiên quyết giữ cho được mối giao hảo “núi liền núi, sông liền sông” vì lợi ích chung của chính người dân hai nước. Nhìn về đại cục, sẵn lòng ra sức vì đại cục, chắc chắn nhân dân hai nước Việt - Trung sẽ phá tan những âm mưu chia rẽ, gây hấn và làm căng thẳng leo thang, giúp biển Đông trở lại “lặng sóng” để có thể phục vụ lâu dài cho sự ổn định, phát triển của Trung Hoa, Việt Nam, của khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới…/.

Đọc thêm

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.