Bên trong tòa nhà đã có sẵn một hàng dài các quý ông tuổi trạc trung niên đang nối đuôi nhau để đi thang máy. Người thông dịch và tôi (phóng viên) chỉ là 2 vị khách nữ lẻ loi giữa chốn này.
Thiên đường “rửa mắt”
Sự bối rối trên khuôn mặt đám “khách làng chơi” tăng lên khi chúng tôi lên tầng 22 cùng với họ. Cửa thang máy mở ra để lộ một hành lang lấp lánh ánh sáng hồng được chiếu trên tường, và những cây đèn Giáng Sinh mỏng dính. Những biển báo song ngữ thể hiện các nội dung, đại loại như “Đợi chút, tôi đang bận”, “Đến đây nào” hay “Sẵn sàng” hoặc “Tôi đang mong”. Phần lớn cửa các căn phòng này đều được tô điểm bằng những hình ảnh phụ nữ gợi cảm, một số cửa phòng còn để hẳn một danh sách hình ảnh về những thứ không được mang vào phòng như: kéo, dao, máy ảnh, ba lô..
Đã từ rất lâu rồi, cộng đồng xã hội trực tuyến chỉ đích danh Hồng Kông là một điểm nóng về kinh doanh tình dục, “khách làng chơi” tha hồ chu du ở những khu ăn chơi nức tiếng như Lan Quế Phường, những con phố ở Du Ma Địa hay tìm “hàng” trên web. Những địa danh này cung cấp cho du khách đủ mọi thứ mà họ thích, khiến họ tưởng như mình đang sống ở xứ hải ngoại nào đó. Một trang web có dòng mô tả: “Hồng Kông, một địa đàng Mecca! Nơi không chỉ có “gái gú” mà còn nhiều nhà hàng lớn, quán bar, chợ đêm và nhiều nơi đáng đồng tiền bát gạo để du hí”.
Sự phổ biến của ngành công nghiệp tình dục ở Hồng Kông là hệ quả của khái niệm “1 phụ nữ, 1 phòng”, nghĩa là sẽ không có “lầu xanh”, không có “má mì”, chỉ là 1 phụ nữ và 1 căn phòng. Luật pháp chốn này vô cùng lỏng lẻo bởi người kinh doanh có đủ chiêu để lách luật ngon ơ, từ các tiệm mát xa với “dịch vụ ngầm” cho đến các quán bar mà nữ nhân viên sẵn sàng đi “tăng hai” với khách. Thậm chí các đề tài “mua dâm” cũng được thảo luận công khai ngay trên các diễn đàn như “Thiên đường cho nam giới đơn thân, phớt lờ đi sự cảnh báo bởi các nhà lập pháp và truyền thông khi đề cập đến các hiểm họa của việc buôn lậu người trong thế giới tình dục Hồng Kông.
Một lĩnh vực khác đáng quan tâm là việc thực thi luật lao động mại dâm ở Hồng Kông. Báo cáo của tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) năm 2016 đã chỉ trích luật của Hồng Kông như “cảnh sát được yêu cầu phải giảm hay nhổ bỏ lao động tình dục thông qua các luật lên án sự dụ dỗ, sống bằng tiền mại dâm” và tạo ra một “cơ sở phụ” để tư lợi riêng”.
Viên chức quan hệ công chúng của Cảnh sát Hồng Kông phản hồi rằng “các hành động thi hành pháp luật của cảnh sát Hồng Kông là giúp phòng ngừa tình trạng lạm dụng người khác để tham gia vào mại dâm, chống lại các hoạt động tội phạm có tổ chức, làm giảm bớt sự phiền toái cho cộng đồng. Mục tiêu của việc thi hành luật của cảnh sát là kiểm soát các khu kinh doanh của nhân viên tình dục thay vì chăm chăm vào chính đối tượng này, trừ phi các đối tượng này có liên quan đến các hành vi phạm tội khác như dụ dỗ người khác ở nơi công cộng hay vi phạm điều kiện lưu trú”.
100 gái mại dâm làm việc bên trong các căn phòng của “lầu xanh” Fuji |
Những mánh lách luật tinh vi
Zi Teng, một nhà hoạt động vì quyền lợi của gái mại dâm rất nổi tiếng ở Hồng Kông nhấn mạnh có sự lạm dụng, “móc nối” của người thi hành pháp luật với gái mại dâm để "sống phè phỡn" trên công sức mà gái mại dâm đổ ra.
Trở lại “Lầu xanh” Fuji, trên tầng 22 của tòa nhà này có một căn phòng đơn để biển “sẵn sàng”. Tôi (tác giả bài viết) bấm chuông, cửa phòng mở ra, bên trong là một cô gái Trung Quốc với nước da trắng nhợt nhạt. Căn phòng trông khá sạch sẽ. Cô gái nói tiếng Quan Thoại, không phải tiếng Quảng Đông.
Người thông dịch nói với cô gái rằng tôi là một nhà văn và chúng tôi muốn có một buổi phỏng vấn nhỏ. Cô gái cười, rồi xin lỗi, giải thích rằng cô không tin “má mì” sẽ cho phép cô ấy làm điều đó. Lúc chúng tôi rời phòng đi xuống, có vẻ như không gian ít bận rộn như chúng tôi tưởng. Các tầng cao nhất của tòa nhà luôn có nhiều “hàng mới”, tương ứng với mức giá “mây mưa” cũng rất cao. Chúng tôi gõ cửa 15 phòng, nói chuyện với 10 gái mại dâm. Trên tầng 10 của cao ốc Fuji, có một gã đứng trong hành lang đang dõi mắt chăm chú khi chúng tôi tiếp xúc với một gái mại dâm.
Khi chúng tôi chuẩn bị trò chuyện với một gái mại dâm, gã đàn ông cơ bắp cuồn cuộn, hất hàm xổ toẹt câu tiếng Anh nghe chát chúa: “Này! Mấy người tính làm gì ở đây?”. Tỏ vẻ không hài lòng với lời giải thích của chúng tôi, hắn buộc chúng tôi đi chỗ khác. Khi chúng tôi tiến về phía cầu thang, tiếng gã bặm trợn lại vang lên: “Không được! Mấy người đi với tôi, nhanh!”. Gã bặm trợn nói tiếng Quảng Đông với người phụ nữ dọn dẹp trong thang máy là phải trông chừng xem bọn tôi đã rời tòa nhà chưa.
Ông Zi Teng ước tính rằng phải có đến 100.000 gái mại dâm ở Hồng Kông, đa phần họ hành nghề trong các “lầu xanh 1 phụ nữ” hay các tiệm mát xa. Những “động điếm” dạng này thường đề tên bằng tiếng Quảng Đông nghĩa là “1 phòng, 1 chim phượng hoàng”.
Cái tên này xuất phát từ một “lầu danh” khét tiếng tên gọi là Phụng Hoàng. Đó cũng là cái cớ lách luật để bọn “má mì” và gái quản lý tòa nhà 18 tầng ở vịnh Đồng La. Tòa nhà Fuji với 100 gái bán hoa và thảy đều “hợp pháp”! Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) từng đưa tin về đợt cảnh sát bắt giữ chủ tòa nhà Fuji với cáo buộc đã sống phè phỡn trên huê lợi của gái mại dâm làm việc ở đây.
Nhà sử học Hồng Kông-Jason Wordie đã lên án “bí mật bị ẩn giấu trong tầm nhìn” trong vấn nạn buôn lậu người ở Hồng Kông và lan tràn hành vi bóc lột ở châu Á. Lee, tình nguyên viên có thâm niên 5 năm của Zi Teng, nhấn mạnh vào sự phức tạp của hành vi lạm dụng, anh nói rằng những gì xảy ra trong “lầu xanh” Fuji có gì đó không rõ ràng.
Nhiều gái bán hoa mà Zi Teng tiếp xúc khẳng định rằng họ làm việc vì bản thân, và nhiều người trong số các gái mại dâm không thích làm việc theo kiểu bị cách ly. Zi Teng giải thích: “Một số gái mại dâm muốn làm ăn chung với đối tác khác để tăng độ an toàn cho họ, cùng chia sẻ phòng, hay làm việc với chủ nhà, hoặc kết hợp với đối tác nam giới để mua lấy sự an thân cho họ. Những mối giao kết này đã vi phạm pháp luật”.
Một gái mại dâm tại cao ốc Fuji ngoảnh mặt đi sợ bị người lạ chụp hình |
Chống kỳ thị xã hội
Tình nguyện viên Lee nói rằng gái mại dâm thường thích làm việc chung với “bộ ba” (ý nói Hội Tam Hoàng, một nghiệp đoàn tội phạm ở Hồng Kông). “Lee giải thích: “Khi khách làng chơi mua dâm với “bộ ba” này, hay nếu khách làng chơi lạm dụng họ theo cách nào đó, thì “bộ ba” sẽ làm cách gì đó để đáp trả mà cảnh sát thường sẽ không làm được, gái mại dâm không lo việc họ sẽ bị trục xuất”.
Cảnh sát Hồng Kông nói rằng họ đang cố gắng cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và gái mại dâm bằng cách duy trì các chuyến thăm thường xuyên nhằm “trao đổi thông tin tội phạm”. Ông Zi Teng nói rằng dù có những cải cách nhưng xem ra nó đã tụt lùi hàng thập kỷ vì thế, quá trình thay đổi xem ra rất tốn thời gian. Cũng như các tổ chức hoạt động vì quyền lợi của người hành nghề mại dâm, ông Zi Teng nhấn mạnh đến mục tiêu cuối cùng là chống phân biệt đối xử cho gái mại dâm ở Hồng Kông. Anh Lee nhấn mạnh: “Nếu không còn sự kỳ thị thì nỗi xấu hổ trong gái mại dâm sẽ giảm, họ cởi mở hơn và an toàn làm nghề hơn”.
Những người hành nghề mại dâm và các tổ chức đòi quyền lợi cho họ cũng muốn thành lập một cơ chế độc lập để báo cáo thông tin cho cảnh sát. Anh Lee cho biết: “Các gái mại dâm di cư thường đối mặt với rủi ro cao do nạn lạm dụng và cướp bóc, thường ngại ngần không muốn cấp báo cho cảnh sát về các hành vi tội phạm bởi lo sợ sẽ bị tay chân của “má mì” giam lỏng hoặc bị trục xuất”...
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu