[links()]* Đồng chí Hà Phước Toản – UVBTV, Trưởng Ban dân vận: Chính quyền phải là chỗ dựa gắn bó và phục vụ nhân dân
Đồng chí Hà Phước Toản – UVBTV, Trưởng Ban dân vận |
… Công tác dân vận trong thời kỳ mới không chỉ do ngành dân vận (hệ thống toàn thể) mà phải bằng cơ chế chính sách của chính quyền hợp lòng dân đem lại lợi ích cho nhân dân thì đó mới là công tác dân vận có hiệu quả nhất, có sức thu phục lòng dân cao nhất.
Từ những quan điểm mang tính lý luận và thực tiễn, các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt nội dung, phương thức công tác dân vận của chính quyền trên nguyên tắc chính quyền phải là chỗ dựa của nhân dân, gắn bó với nhân dân và phục vụ nhân dân. Theo đó, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác dân vận của chính quyền như sau:
- Các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước cùng với việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, hoạt động của cơ quan, đơn vị mình thì cần xây dựng và hoàn thiện các quy chế làm việc, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong tiếp xúc giải quyết các công việc với nhân dân, thường xuyên cải tiến lề lối và phong cách làm việc trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân; thực hành phương châm “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, khắc phục triệt để tình trạng vô trách nhiệm hoặc chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm; thực hiện tốt công tác tiếp dân, lắng nghe đầy đủ ý kiến của nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân trình bày tâm tư nguyện vọng và kịp thời trả lời rõ ràng những vấn đề nhân dân nêu ra cũng như giải quyết những yêu cầu chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tiếp dân theo định kỳ
Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân vận nêu rõ: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng.
Theo đó, các cấp chính quyền khi soạn thảo các chính sách hay triển khai các chương trình dự án cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân làm cho các chủ trương, chính sách, dự án phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Mặt khác, chính quyền các cấp phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân và các đoàn thể tham gia ý kiến xây dựng các chế độ chính sách, các đề án có quan hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, lợi ích của nhân dân trước khi quyết định.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức các quan điểm của Đảng về công tác quần chúng và công tác dân vận cho cán bộ công chức. Trước hết là quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác dân vận, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Báo cáo chính trị trình Đại hội có nêu: “Thực hiện nghiêm các quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với chính quyền, các ban ngành nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vận động quần chúng”.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Để đạt được yêu cầu đó, xin đề nghị HĐND và UBND các cấp ban hành các nội dung phối hợp thật phù hợp với điều kiện cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, chủ trương chung và cùng mục đích phục vụ nhân dân.
Thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là yêu cầu khách quan của cả hai phía; vì cơ quan chính quyền không thể một mình tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chủ trương đã đề ra mà cần phải có sự hợp tác, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để tuyên truyền vận động, tổ chức nhân dân thực hiện, đồng thời qua hoạt động thực tiễn mà thu thập ý kiến của đoàn viên, hội viên và nhân dân bổ sung hoàn thiện cho chủ trương chính sách chính quyền đề ra sát đúng với tình hình nhiệm vụ ở từng ngành, từng địa phương.
* Đồng chí Hòang Sĩ Sơn – UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: 5 vấn đề đặt ra để tăng cường công tác thu hút đầu tư
Đồng chí Hòang Sĩ Sơn – UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh |
...Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã xác định 5 lĩnh vực đột phá, 16 công trình trọng điểm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Để thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án hiện có, tăng cường công tác thu hút đầu tư mới vào các địa bàn, cũng như thúc đẩy việc thực hiện các lĩnh vực đột phá, trọng yếu và các công trình trọng điểm trong những năm tới, UBND tỉnh sẽ triển khai tổ chức thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
1- Tiếp tục rà sóat điều chỉnh, bổ sung quy họach tổng thể phát triển KT-XH nói chung của tỉnh, của từng địa phương cũng như quy họach phát triển ngành, lĩnh vực đến năm 2020 cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Trong rà sóat quy họach sẽ đánh giá kỹ tình hình thực hiện quy họach trong giai đọan trước, trên cơ sở đó xây dựng và điều chỉnh quy họach cho giai đọan tới. Xây dựng quy họach phải mang tính đột phá trên cơ sở quan điểm phát triển ngành, lĩnh vực; dự báo các yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển gắn liền với các nhân tố về xu hướng phát triển của thế giới cũng như trong nước trong thập niên tới, điều kiện phát triển liên vùng, khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư, tốc độ đầu tư cũng như tỉ lệ đầu tư phát triển ngành và lĩnh vực, yếu tố thị trường và cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành, lĩnh vực; dự báo các chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn, khắc phục bằng được tính chủ quan duy ý chí, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phải bám sát và tuân thủ nghiêm ngặt quy họach đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư, sự phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực; phát triển phải trên cơ sở không xâm hại tài nguyên và môi trường.
2- Rà sóat lại tòan bộ những cơ chế, chính sách mà tỉnh đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho nông dân, đầu tư vào vùng nông thôn, lĩnh vực xã hội hóa và các lĩnh vực có tác động trực tiếp thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các ngành, lĩnh vực của tỉnh.
3- Tiếp tục kiểm tra, rà sóat các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngòai ngân sách trên địa bàn tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tình hình triển khai dự án đầu tư trên 3 lĩnh vực có tác động chủ yếu: Nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế chính sách. Trên cơ sở đó có kế họach, giải pháp đồng bộ, phù hợp để huy động đựơc nguồn vốn đã đăng ký từ các dự án này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư và đưa vào khai thác.
Kiểm tra rà sóat lại tòan bộ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đôn đốc và tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án đúng tiến độ theo giấy chứng nhận đầu tư. Đối với những dự án mà nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để đầu tư, triển khai dự án chậm, hoặc sang nhượng dự án thì kiên quyết thu hồi dự án để kêu gọi nhà đầu tư khác.
Trong thu hút đầu tư các dự án mới, sẽ chọn lựa kỹ về năng lực tài chính và khả năng quản lý đầu tư, tổ chức khai thác dự án của nhà đầu tư; lựa chọn dự án có công nghệ tiên tiến, quy mô vốn đầu tư lớn, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao và có sức cạnh tranh trên thị trường.
4- Để thực sự thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn và đảm bảo cho các dự án hiện có triển khai thực hiện được thì điều kiện quan trọng là tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật, trong đó đặc biệt là mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, nội vùng.
Do vậy, tỉnh sẽ tích cực tranh thủ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và các tỉnh lân cận để xúc tiến nhanh các thủ tục và tạo nguồn vốn để đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, nâng cấp quốc lộ 20, quốc lộ 27 và quốc lộ 28, sớm hòan thành đưa vào khai thác đường Trường Sơn Đông; mở đường bay trực tiếp với Singapore, Campuchia và một số nứơc khác, phát triển và nâng cấp các tuyến bay nội địa.
Mở rộng hơn nữa phạm vi cũng như đa dạng hóa hình thức để quảng bá, xúc tiến đạt hiệu quả cao hơn.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm lớn, sự kiện về thương mại, du lịch tại nước ngòai để học hỏi và tranh thủ giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch và sản phẩm đặc thù của địa phương.
Duy trì và không ngừng mở rộng quy mô việc tổ chức các sự kiện du lịch, sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và địa phương nhằm tạo thành thương hiệu và nét đặc trưng riêng của địa phương.
Chú trọng việc nghiên cứu và triển khai công tác xã hội hóa họat động xúc tiến để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kế họach marketing, quảng cáo sản phẩm riêng của mình để thể hiện tính riêng biệt và cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh có thế mạnh trên các lĩnh vực tổ chức các họat động quảng bá, xúc tiến du lịch – thương mại và đầu tư tại một số địa phương trong nước cũng như nước ngòai để quảng bá, xúc tiến trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, của doanh nghiệp như rau, hoa, trà, cà phê, về du lịch và xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực.
Phối hợp với các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngòai để mở văn phòng đại diện tại các nước có tiềm năng đi du lịch đến Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, tiêu thụ nông sản phẩm của Lâm Đồng như Singapore, Nhật Bản…
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin, luật pháp, chính sách đầu tư, sẽ tiếp tục có những chương trình quảng bá thương hiệu “Lâm Đồng – Đà Lạt” nhằm tạo ấn tượng cho các nhà đầu tư.
Tăng cường và có kế họach liên kết, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các cơ sở nghiên cứu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để quảng bá về môi trường đầu tư của Lâm Đồng, tăng cường các họat động tiếp xúc, gặp gỡ với các doanh nghiệp trong và ngòai nước; tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm giúp cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư hiểu rõ tình hình thực tế của địa phương để yên tâm đầu tư. Chủ động tổ chức vận động xúc tiến đầu tư tại nước ngòai để thu hút các tập đòan, công ty đa quốc gia có nhiều tiềm lực về tài chính, công nghệ và thị trường.
* Đồng chí Đoàn Văn Việt – TUV, Bí thư Thành ủy Đà Lạt: Phát triển các thương hiệu “Du lịch Đà Lạt”, “rau, hoa Đà Lạt”
Đồng chí Đoàn Văn Việt – TUV, Bí thư Thành ủy Đà Lạt |
...Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay, để sản phẩm dịch vụ du lịch Đà Lạt tạo được chỗ đứng vững vàng tại thị trường trong nứơc và quốc tế thì xây dựng phát triển thương hiệu là yêu cầu mang tính cấp bách cũng như lâu dài.
Với những thành công khá ấn tượng qua các kỳ Festival Hoa tổ chức hai năm một lần theo Quyết định của Chính phủ, trong dịp Festival Hoa năm 2010 chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đà Lạt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là thành phố Festival Hoa của Việt Nam và danh hiệu này là thương hiệu quan trọng nhất trong các thương hiệu của Đà Lạt.
Rau Đà Lạt cũng đã có thương hiệu do Đà Lạt vốn là vùng trồng rau, hoa quả quan trọng trong cả nứơc với các sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường nội địa và nay đã vươn ra tiêu thụ rộng rãi tại các nước trong khu vực và hướng đến thị trường một số châu lục khác. Vấn đề cần tập trung trong thời gian tới là phát triển như thế nào để giữ vững và phát huy thương hiệu đó gắn với du lịch qua việc tăng cường triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn và chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Hoa và thành phố Đà Lạt như một thực thể không thể tách rời. Nói đến Đà Lạt, đầu tiên người ta nghĩ về hoa và ngược lại. Hoa và thành phố Đà Lạt đã song hành trong thơ ca, nhạc họa với nhiều tên gọi như “Thành phố hoa Anh Đào”, “Thành phố hoa”…
Mặc dù vậy, trên phương diện hành chính, hoa Đà Lạt vẫn chưa có thương hiệu được công nhận chính thức. Trong thời gian tới, thành phố cần khẩn trương và tích cực hòan thành các quy trình để xây dựng và đề nghị công nhận thương hiệu Hoa Đà Lạt và thương hiệu cho một số lòai hoa đặc trưng của thành phố.
Bên cạnh đó, cần quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gắn bó với các nghề nghiệp, sản xuất sản phẩm đặc thù của Đà Lạt như Tranh thêu XQ, Vang Đà Lạt, Vang & Trà Vĩnh Tiến, Hoa Hasfarm, Trà Olong Haiyih… chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình để góp phần trong quá trình phát triển du lịch và dịch vụ của thành phố.
* Đồng chí Lê Hoàng Phụng – TUV, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc: Bảo Lộc phát triển kinh tế với công nghiệp giữ vai trò trọng tâm
Đồng chí Lê Hoàng Phụng – TUV, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc |
… Tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh về đẩy nhanh quá trình xây dựng Bảo Lộc trở thành đô thị công nghiệp, Đại hội Đảng bộ thành phố Bảo Lộc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định: Phát triển kinh tế với công nghiệp giữ vai trò trọng tâm, thu hút đầu tư để hình thành ngành du lịch cùng với thương mại, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng với quy mô và tốc độ cao, phát triển nông nghiệp theo định hướng công nghệ cao nhằm đạt tốc độ tăng GDP bình quân 15- 16%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng 17-18%; dịch vụ 15-16%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015: Nông – lâm nghiệp 12-14%, công nghiệp – xây dựng 37-39%; thương mại – dịch vụ 46-48%, tổng kim ngạch xuất khẩu từ 1.300-1.500 triệu USD.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, trong thời gian tới Bảo Lộc tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1- Hòan thành đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Lộc Sơn giai đọan 2, cụm công nghiệp – dịch vụ Lộc Phát, cụm công nghiệp Lộc Tiến để thu hút đầu tư. Hòan tất các thủ tục đầu tư khu, điểm công nghiệp tập trung chế biến nông sản, dệt may và chế biến khóang sản tại Đại Lào. Tiến hành quy họach hòan chỉnh hệ thống các khu, cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu xây dựng thành phố công nghiệp và phù hợp với quy họach tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố đến năm 2010.
2- Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế so sánh. Thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, trên cơ sở đổi mới công nghệ – thiết bị, gia tăng chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến khóang sản hiện hữu đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư mới khai thác silicat, các lọai khóang sản… Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc sử dụng nguyên liệu là sợi tơ tằm sản xuất tại địa phương. Quan tâm thu hút đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ. Hòan thiện công nghiệp dệt may.
3- Quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khóang sản. Tạo điều kiện thiết lập mối liên kết giữa họat động chế biến khóang sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.
Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý và chính quyền cơ sở trong việc quản lý tài nguyên khóang sản, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong họat động quản lý khai thác và chế biến khóang sản. Aùp dụng các biện pháp hành chính và thuế để hạn chế, tiến tới chấm dứt việc xuất thô ra ngòai tỉnh hoặc sử dụng khóang sản không qua chế biến.
4- Quy họach và liên kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa với quy mô quản lý và sản xuất phù hợp nhằm gia tăng chất lượng nông sản, hiệu quả canh tác, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và sự phát triển bền vững cho công nghiệp chế biến.
Đồng chí Nguyễn Thị Anh Phương – TUV, Giám đốc Sở GD-ĐT: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Đồng chí Nguyễn Thị Anh Phương – TUV, Giám đốc Sở GD-ĐT |
… Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của ngành giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Theo quy định hiện hành, một trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn về tổ chức quản lý nhà trường, về cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, cơ sở vật chất và thiết bị , về chất lượng giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục.
Nhìn lại giai đoạn vừa qua, có hai tiêu chuẩn mà các trường khó đạt là cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Bài toán về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay là giải quyết vấn đề cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Về chất lượng giáo dục, từng nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục phải lo và có thể lo được.
Nhưng về cơ sở vật chất, nếu không có cơ chế huy động các nguồn lực của toàn xã hội thì số trường học đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2015 rất khó thành hiện thực. Các địa phương cần có những giải pháp đồng bộ trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Các địa phương xây dựng đề án đầu tư xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất cho các trường học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, các nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch phấn đấu theo các tiêu chuẩn ở mỗi cấp học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tham mưu cho UBND huyện, thành phố về công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho từng đơn vị.
Ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ; Phấn đấu đến năm 2015, có 35% trường mầm non, 50% trường tiểu học và 20% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông là một yêu cầu hết sức cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh, nhưng là một công việc không đơn giản, ngoài sự nỗ lực của bản thân ngành Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Các đại biểu dự và nghe tham luận tại Đại hội |