Thảm họa Pompeii, họ đã chết trong đau đớn, cùng cực như thế nào?

 Người chết đau đớn trong thảm họa Pompeii
Người chết đau đớn trong thảm họa Pompeii
(PLO) -  Với tính chính xác và tỉ mỉ đến mức ghê rợn, các nhà khoa học đã tái dựng ngày cuối cùng của một gia đình trong Pompeii, cho thấy dân cư thành phố đã chết một cách đau đớn  cùng cực  như thế nào?
Phục dựng lịch sử
Ngày 24 tháng 8 năm 79 là một ngày đẹp trời vào cuối hè ở Pompeii. Vào lúc này thành phố cạnh Vịnh Naples vẫn đang nhộn nhịp. Khi đất bắt đầu kêu ì ầm vào khoảng 13h, gần như không một ai linh cảm được thảm họa đang sắp xảy ra. 
Người dân thành phố đã quen thuộc với những cơn địa chấn: Lần động đất lớn cuối cùng vừa xảy ra 17 năm trước đó. Cho đến lúc này những người thợ vẫn còn phải sửa một mái nhà bị hư hỏng hay dựng lại một căn nhà bị sập ở đâu đó.
Nhưng lần này thì khác. Khói xuất hiện từ ngọn Vesuvius gần đó, nó có hình như một cây thông có nhánh rẻ quạt ở phía trên. Một người phụ nữ trẻ tuổi đang đứng trong ngôi vườn thuộc căn biệt thự sang trọng của Julius Polybius, ngay cạnh con đường chính Via dell’Abbondanza.Cô là cháu dâu của vị thương gia giàu có này.
Một góc thành phố cổ bị vùi lấp
 Một góc thành phố cổ bị vùi lấp
Có lẽ cô đang lo sợ khi nhìn thấy cột khói đầy vẻ đe dọa. Có lẽ cô chẳng hề quan tâm đến nó – người ta sẽ không bao giờ biết được.
Nhưng người phụ nữ trẻ này chết như thế nào là điều mà hiện giờ các nhà nghiên cứu biết rõ. Cùng với 2 đồng nghiệp Giuseppe Luongo và Annamaria Perrotta, nhà nghiên cứu về núi lửa Claudio Scarpati của Đại học Neapel Federico II đã dựng lại những giờ phút cuối cùng của người phụ nữ sắp làm mẹ này. 
Các nhà khoa học đã nghiên cứu lớp trầm tích núi lửa trong ngôi biệt thự. Trước đó họ đã biết được chính xác thời gian xảy ra trận động đất: Nhà văn Plinius Trẻ trong các lá thư gửi sử gia Tacitus đã tường thuật lại từng phút một về trận động đất này. Trong đó ông mô tả cái chết của người bác Plinius Già dưới cơn mưa lửa.
Kết hợp khảo cổ học và khoa học về núi lửa, các nhà nghiên cứu thành công trong việc tái dựng những gì đã xảy ra trong căn biệt thự của Polybius. 
Các nhà khoa học khám nghiệm thứ tự của những lớp đất khác nhau: Những bức tường đã sập xuống trước khi nham tầng trào đến? Hay lớp trầm tích của nó nằm ở phía dưới? Mái nhà sập xuống dưới trọng lượng của lớp tro núi lửa? Bao nhiêu tro nằm ở dưới đống đổ nát và bao nhiêu nằm ở trên?
Nghiên cứu còn bao gồm cả phân tích gene. Nhà nữ sinh học phân tử Marilena Cipollaro đã phân tích DNA của gia đình bao gồm 3 người đàn ông, 3 phụ nữ trong độ tuổi giữa 16 và 18, 4 bé trai và 1 bé gái. 
“Các đứa bé có lẽ là anh chị em”, bà Cipollaro phát hiện. “Một người đàn ông, khoảng từ 25 đến 30 tuổi, có thể là một người anh em họ. Nhưng 3 người phụ nữ thì không có quan hệ họ hàng.” 
Những người này là ai? Có nhiều khả năng đó là một đôi vợ chồng với con của họ, một người anh em họ cùng với vợ và 2 người nô lệ.
Hết tro nóng là mưa đá
Ông Scarpati và đồng nghiệp đã nghiên cứu tại Pompeii từ 6 năm nay. Ngoài ngôi biệt thự của Polybius họ cũng tiến hành khai quật trong nghĩa trang tại Porta Nola và tại nhiều căn nhà khác trong vùng được gọi là Khu vực III. “Khai quật ở các nơi đó xác nhận những gì chúng tôi phát hiện được trong biệt thự của Polybius”, ông Scarpati nói.
Theo đó, gia đình này vẫn còn sống sót được khoảng 19 giờ đồng hồ sau khi Vesuvius bắt đầu phun lửa. “Họ quyết định vẫn trú ẩn trong căn nhà ở giai đoạn đầu – có lẽ vì như vậy sẽ an toàn hơn cho người phụ nữ sắp sinh con.”
Đường phố Pompeii
  Đường phố Pompeii
Nhưng trong lúc đó nhiều người dân của Pompeii đang cố trốn chạy ra khỏi thành phố – và đã rơi vào bẫy chết người. Vì ngoài tro nóng còn có nhiều hòn đá rực lửa đang rơi xuống thành phố với vận tốc 200 km/h. 
Tro bụi núi lửa rơi càng lúc càng dầy. Cứ mỗi một giờ là lớp tro bụi trên đường phố dầy thêm 15 cm. Chẳng bao lâu sau đó, nhiều mái nhà không còn có thể chịu đựng được trọng lượng của lớp tro bụi và đá do núi lửa phun ra. 
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phần mái phía trước của ngôi biệt thự sập vào lúc khoảng 19 giờ. Gia đình này chạy trốn vào phần phía sau. Mái nhà ở đấy dốc hơn nên tro bụi không bám lại được.
Nhờ vào mô tả của Plinius mà các nhà khoa học có thể xác định được hư hại của ngôi biệt thự đã xảy ra trong khoảng thời gian nào và hiểu được phản ứng của những người đang nấp bên trong. 
“Chỉ nhờ vào đó mà chúng tôi hiểu được tại sao các xác chết lại nằm trong những căn phòng có mái dốc”, ông Scarpati nói. “Gia đình này đã trú ẩn trong phần an toàn nhất của căn nhà.”
Khi thảm họa sắp đến đoạn kết, người phụ nữ sắp làm mẹ và chồng đang ngồi trong góc phía tây bắc của gian phòng. Hai người khác đang nằm trên giường.
Cái chết đến vào lúc ban mai của ngày 25 tháng 8. Dòng chảy 800°C của khí và đá nóng chảy xóa sạch mọi sự sống khi nó trào xuống thung lũng, tiến vào phía sau của căn nhà rồi qua khu vườn đến mặt tiền. 
Không còn lối thoát. Tro bụi len vào từng kẻ hở một và làm cho những người này chết ngạt.
Mặt Trời dường như không mọc vào ngày hôm đó. Phần mái phía sau của ngôi biệt thự đổ sập trong khoảng giữa 7 – 8h. Sau đó chỉ còn sự im lặng của chết chóc.
Pompeii là tàn tích một thành bang La Mã bị chôn vùi một phần gần Napoli Italia hiện nay trong vùng Campania, thuộc địa giới công xã Pompei. Cùng với Herculaneum, thành phố chị em của nó, Pompeii đã bị phá huỷ, và bị chôn vùi hoàn toàn, trong một vụ phun trào hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên.
Núi lửa đã đổ sụp mái cao của nó và chôn vùi Pompeii dưới 60 feet tro và đá bọt, và nơi này đã biến mất trong 1700 năm trước khi nó bất ngờ được khám phá năm 1748. Từ đó, việc khai quật Pompeii đã cung cấp một cái nhìn bên trong rất chi tiết về cuộc sống của một thành phố ở thời cực thịnh của Đế chế La Mã. Ngày nay Địa điểm Di sản Thế giới này của UNESCO là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Italia, với 2.571.725 du khách năm 2007.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.