Thải nhiều rác sẽ trả nhiều tiền

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLVN) - Một trong những điểm nhấn của Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (BVMT) được Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, ngoài việc phải thể chế hóa đầy đủ, kịp thời quan điểm của Đảng về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh, thì Dự luật thể chế hóa đầy đủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Theo đó, người dân thải càng nhiều rác thì trả càng nhiều tiền.

Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Cơ quan soạn thảo cho biết, Dự thảo sẽ quy định theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Theo đó, người dân càng xả rác nhiều càng phải trả nhiều tiền, việc thu tiền xả rác tại đô thị sẽ thông qua hình thức bán túi chứa rác thân thiện với môi trường. Chính từ đây, sẽ thúc đẩy việc phân loại tại nguồn, giảm lượng phát sinh, thuận lợi cho việc xử lý và hỗ trợ một phần kinh phí cho Nhà nước thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, quá trình nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật cho thấy số lượng điều của Luật BVMT hiện hành cần được bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung lên đến 125 điều trên tổng số 170 điều, chiếm 74%, do đó cần được sửa đổi toàn diện Luật. Dự thảo Luật BVMT sửa đổi lần này trình Quốc hội có 17 chương với 176 điều, tăng 6 điều so với Luật BVMT năm 2014.

“Chất thải được coi như tài nguyên nếu phân loại, không sẽ thành gánh nặng. Đối với chất thải tại đô thị của hộ gia đình, cá nhân, trong Dự thảo lần này chúng tôi học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc là sẽ thu tiền sử dụng bằng hình thức bán các túi thân thiện với môi trường. Đây là hình thức thu tiền sử dụng rác thông qua khối lượng rác thải”, ông Nguyễn Thượng Hiền, Tổng cục phó Tổng cục Môi trường, cho hay.

Theo đó, Dự luật quy định chất thải phân ra làm bốn loại để thu gom, xử lý gồm chất thải rắn có khả năng tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su…), chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả…), chất thải cồng kềnh (bàn ghế, sofa…), chất thải rắn nguy hại (pin, bóng đèn, ắc quy chì…). Mỗi loại rác thải sẽ được phân loại vào các túi chứa rác thân thiện môi trường có màu sắc và giá tiền khác nhau.

Mặt khác, để đảm bảo việc cải thiện môi trường, Dự thảo Luật cũng quy định chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ định các đơn vị đề xuất các loại bao bì thu gom rác thân thiện với môi trường. Tiền bán bao bì được hạch toán để bù đắp chi phí xử lý chất thải cho Nhà nước. 

Hộ gia đình có khối lượng chất thải phát sinh dưới 300kg mỗi ngày có thể lựa chọn hình thức mua túi của UBND các tỉnh, thành phố. Trong trường hợp lượng chất thải lớn hơn 300kg, các tổ chức, cá nhân phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý rác thải. Dự luật cũng quy định rõ việc thu gom, xử lý chất thải tại nông thôn theo hướng khuyến khích tái sử dụng làm phân hữu cơ, thu hồi phế liệu để giảm lượng chất thải phát sinh.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, cơ quan soạn thảo cho biết Dự thảo sẽ quy định việc thu tiền theo cơ chế giá thị trường, thông qua hợp đồng kinh tế. Theo đó, Dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của chủ cơ sở trong việc thu gom, phân loại và lưu giữ tạm thời chất thải rắn; tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. Cơ quan, tổ chức hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn thông thường với tổng khối lượng từ 300kg/ngày trở xuống có thể lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn thông thường như hộ gia đình, cá nhân.

Hộ gia đình có trách nhiệm xử lý nước thải tại chỗ

Đối với nước thải, theo cơ quan soạn thảo, Dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư, dự án phát triển đô thị phải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Còn nước thải từ hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ ở đô thị và khu dân cư tập trung phải đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý tại chỗ theo quy chuẩn kỹ thuật thiết kế xây dựng, đáp ứng yêu cầu BVMT của địa phương trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.

Dự Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng khi xem xét thẩm định cấp giấy phép phải có công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định của ngành xây dựng, bảo đảm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, từng bước cải thiện môi trường nước sông nội đô của một số thành phố, đô thị lớn nhằm giảm tải, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt.

Đối với sản phẩm thải bỏ, Dự thảo quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu bao bì sản phẩm và sản phẩm thuộc đối tượng phải thu hồi sản phẩm thải bỏ. Đưa danh mục sản phẩm thải bỏ đã được quy định và áp dụng ổn định trong nghị định lên Dự thảo Luật. Việc thu hồi sản phẩm thải bỏ được thực hiện thông qua hình thức ký một khoản kinh phí vào Quỹ BVMT để đảm bảo thu hồi sản phẩm thải bỏ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thuộc đối tượng phải thu hồi sản phẩm thải bỏ tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ của mình.

Cùng với đó, sẽ xã hội hóa công tác thu hồi sản phẩm thải bỏ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tương tự như quy định tại nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần tăng cường thu hồi tối đa phế liệu trong nước và giảm lượng chất thải phát sinh. 

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.