Thái Nguyên: Các dự án giao thông trọng điểm được đốc thúc triển khai đúng kế hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ Dự án đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc thuộc địa phận T.X Phổ Yên
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ Dự án đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc thuộc địa phận T.X Phổ Yên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm. Với quyết tâm đó, các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang nỗ lực để khẩn trương hoàn thiện các hạng mục, sớm hoàn thành các dự án.

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện 13 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông với tổng chiều dài hơn 140 km.

Hiện 4 dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, 2 dự án đang đẩy mạnh thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022, 3 dự án khởi công mới và 4 dự án chuẩn bị khởi công trong năm 2023 đang được triển khai theo kế hoạch đề ra, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm đến thời điểm này đạt hơn 1.350 tỷ đồng, bằng khoảng 82% kế hoạch vốn…

Ông Ngô Mạnh Cường, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Một số dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID- 19, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, giá xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất tăng cao, nguồn cung vật liệu đất đắp trên địa bàn tỉnh hạn chế. Tuy nhiên, đến hết tháng 11/2022 chúng tôi đã giải ngân 1.350 tỷ đồng, đạt 82,5% số vốn và đến hết năm ngân sách 2022 sẽ giải ngân 100% số vốn được giao".

Đạt được kết quả đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên đã bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, tập trung đẩy nhanh các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, đấu thầu lựa chọn nhà thầu để khởi công dự án, tích cực phối hợp địa phương trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, phân công, phân nhiệm rõ ràng và xây dựng kế hoạch chi tiết trên công trường, giải ngân của từng dự án. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, rà soát, đôn đốc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên kết nối khu công nghiệp Sông Công II
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên kết nối khu công nghiệp Sông Công II

Điển hình như tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc có quy mô dài hơn 42 km với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng hiện đã giải phóng mặt bằng được 148/215 ha với tổng kinh phí chi trả đền bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt hơn 800 tỷ đồng, địa phương đã bố trí được 13 khu tái định cư tại Thành phố Phổ Yên và huyện Đại Từ phục vụ giải phóng mặt bằng cho dự án.

Ngay sau khi khởi công xây dựng (tháng 5/2022), các nhà thầu đang tập trung triển khai 16 mũi thi công, tiến hành đào, đắp nền đường, thi công một số vị trí cầu, cống chui và các cấu kiện bê tông cốt thép... phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án sau 30 tháng kể từ ngày khởi công. Tổng nguồn vốn giải ngân của dự án năm 2022 đến nay đạt khoảng 1.250 tỷ đồng, bằng khoảng 94% kế hoạch vốn của năm...

Đối với Dự án đường vành đai V, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên với quy mô giai đoạn I 6,61 km theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng và tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 700 tỷ đồng hiện đã thống kê, kiểm đếm bồi thường, giải phóng mặt bằng được hơn 400 hộ trong tổng số khoảng 600 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án.

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thái Nguyên rà soát, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện một số dự án giao thông được giao làm chủ đầu tư
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thái Nguyên rà soát, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện một số dự án giao thông được giao làm chủ đầu tư

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện lập quy hoạch để triển khai, xây dựng khu tái định cư theo quy định. Tỉnh đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, đồng thời tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp để có thể khởi công ngay cuối tháng 12/2022.

Cùng với 2 dự án này, Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ km31 (Quốc lộ 3) đến di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa với tổng chiều dài 33,6 km và tổng vốn đầu tư 465 tỷ đồng hiện đang triển khai mặt bằng và thi công 3/5 gói thầu xây lắp với tổng chiều dài 12,4km. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang phấn đấu hoàn thành 3 gói thầu này ngay trong năm 2022 và triển khai 2 gói thầu còn lại khi bố trí được nguồn vốn...

Tuy nhiên, khó khăn lớn mà các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang gặp phải đó là tình trạng sụt giảm về nguồn cung ứng các loại vật liệu chính phục vụ thi công như: đất đắp, đá xây dựng, cấp phối đá dăm... và sự biến động theo chiều hướng tăng cao của các loại nguyên, nhiên vật liệu (xăng dầu, nhựa đường, cước vận tải...) ảnh hưởng nhiều đến thi công trên công trường. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư ở một số địa phương còn chậm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện chung của dự án.

Tin cùng chuyên mục

Khu di tích lịch sử đền Hùng đang là điểm đến của hàng triệu người dân và du khách trong và ngoài nước

Hân hoan trẩy hội Đền Hùng

(PLVN) -  Không khí rộn ràng, vui tươi đang tràn ngập khắp nơi trên quê hương Đất Tổ với muôn sắc cờ hoa được điểm tô rực rỡ. Dưới chân núi Hùng, nô nức dòng người đổ về dâng hương, muôn triệu trái tim của người dân đất Việt cũng đang hướng về nguồn cội. Tất cả cùng hoà chung tạo nên một lễ hội đầy thiêng liêng nhưng cũng vô cùng sống động và rực rỡ sắc màu.

Đọc thêm

Huyện Cao Lộc (Lạng Sơn): Phát huy những tiềm năng, lợi thế để bứt phá đi lên

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, Cao Lộc từng được biết tới như một huyện khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện đã tập trung mọi nguồn lực khai thác tốt lợi thế vùng biên giới, kinh tế cửa khẩu cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Cao Lộc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).