Thái Lan sẽ thế nào sau thời Vua Bhumibol Adulyadej?

Thái Lan sẽ thế nào sau thời Vua Bhumibol Adulyadej?
(PLO) - Sự ra đi của Vua Bhumibol là thời khắc quan trọng đối với nhiều người dân Thái Lan. Người ta tôn thờ Hoàng gia như một thứ tôn giáo và ít ai tỏ ra nghi ngờ rằng việc kế tục ngôi vua là một bước ngoặt đáng kể trong đời sống chính trị chia rẽ tại Thái Lan hiện nay. 

Theo Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Trung tướng Sansern Kaewkamnerd ngày 16/10 cho biết, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định các hoạt động nhà nước vẫn tiếp tục như bình thường trong thời gian để tang Nhà vua Bhumibol Abdulyadej quá cố. 

Đảm bảo dân chủ

Theo ông Sansern, Thủ tướng Prayut muốn đảm bảo với người dân rằng sẽ không có sự gián đoạn trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuyên bố này được đưa ra sau một cuộc họp cùng ngày của Trung tâm giám sát tình hình do Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Suwaphan Tanyuvardhana chủ trì. Tướng Sansern khẳng định rằng lộ trình quay lại nền dân chủ mà chính quyền quân sự đã đặt ra sẽ được tiếp tục như kế hoạch. Theo lộ trình này, cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 11/2017.

Trước đó, Phủ Nội vụ Hoàng gia Thái Lan đã thông báo mở cửa Hoàng cung để người dân trong nước và khách quốc tế đến viếng Nhà Vua Bhumibol Adulyadej trong vòng 15 ngày, kể từ chiều 15/10. Thông báo nêu rõ trong vòng 100 ngày, các nghi lễ tôn giáo sẽ được cử hành hàng ngày tại Điện Phiman Rattaya, nơi đặt linh cữu của Nhà Vua Thái Lan. Tuy nhiên, kể từ ngày 28/10, người dân mới được phép chính thức vào bên trong để viếng linh cữu Nhà Vua. Thái tử Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, sẽ kế vị ngôi vua. 

Mặc dù việc Thái tử lên ngôi đã rõ ràng song ông là người không được người dân thường yêu quý và bị giới tinh hoa không ưa. Những nỗi lo sợ Thái Lan sẽ thay đổi khi Thái tử lên ngôi là lý do tại sao những người bảo thủ quyền lực tại Bangkok - gồm tướng lĩnh quân đội, các nhà kỹ trị, thương gia giàu có và quý tộc lo sợ về việc chuyển giao vương quyền.

Mối nguy hiểm cho những nhân vật quan trọng tại Bangkok không chỉ là việc ngồi không hưởng lương và các bổng lộc khác sẽ nhanh chóng bị đổi sang cho những người mà Thái tử ưa thích, mà còn là sự trị vì của vương quân mới có thể sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến uy tín của hội đồng tư vấn hiện đang nắm quyền điều hành ở đất nước này.

Tin đồn ảnh hưởng nhất đến uy tín của Thái tử, ít nhất là trong giới tinh hoa tại thủ đô Bangkok, là việc Thái tử có mối quan hệ tương tốt với Thaksin Shinawatra - vị Thủ tướng đã bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính năm 2006 và là người mà hội đồng tư vấn buộc tội gây ra sự chia rẽ sâu sắc dẫn đến việc Thái Lan bị rơi vào tình trạng bất ổn định suốt từ đó đến nay. 

Một số người ủng hộ Thaksin tin rằng quân vương mới được sắp đặt vì mục đích của họ. Ông Thaksin sống lưu vong một phần vì bị kết án tù về tham nhũng sau khi ông đã dời khỏi Thái Lan. Trên nguyên tắc, Vua mới có thể xóa bỏ án này, ban lệnh ân xá và cho phép ông Thaksin về nước. 

Chuẩn bị kế vị

Hội đồng tư vấn đang chuẩn bị cho cuộc lên ngôi bằng cách khơi gợi tình cảm trung thành với Hoàng gia. Tòa án quân đội đã tăng mức độ kết án lên tới 30 năm cho những ai dám báng bổ vương triều, hoàng hậu hay hoàng tử. Thái tử đã ngày càng xuất hiện nhiều trên các biển quảng cáo, là nỗ lực cải thiện hình ảnh nhằm chuẩn bị cho lễ đăng quang. 

An ninh ở Bangkok sẽ vẫn giữ nghiêm trong nhiều tuần. Lý do đáng để quan tâm hơn đó là những người li khai gốc Malaysia ở các vùng phía nam của Thái Lan có thể tìm cách gây rối. Một nhánh của nhóm li khai này đã thừa nhận trách nhiệm cho một loạt các cuộc đánh bom nhỏ hồi tháng 8 tại các thành phố ven biển. Các lực lượng an ninh cho biết họ đã nhận được những cảnh báo về những âm mưu đánh bom bằng xe hơi tại thủ đô. 

Bầu cử toàn quốc - lần đầu tiên được tổ chức kể từ sau đảo chính năm 2014 - dự kiến diễn ra vào năm tới. Việc lên ngôi của Thái tử Maha Vajiralongkorn có dẫn Thái Lan bước vào cuộc xung đột mới hay không, hoặc buộc các lực lượng đối chọi nhau tiến tới một thỏa hiệp, hoàn toàn tùy thuộc vào người Thái.

Lễ viếng long trọng

Trong khi đó, Phủ Nội vụ Hoàng gia Thái Lan thông báo mở cửa Hoàng cung để người dân trong nước và khách quốc tế đến viếng nhà vua Bhumibol Adulyadej trong vòng 15 ngày, kể từ chiều 15/10. Thông báo nêu rõ trong vòng 100 ngày, các nghi lễ tôn giáo sẽ được cử hành hàng ngày tại Điện Phiman Rattaya, nơi đặt linh cữu của nhà vua Thái Lan. Tuy nhiên, kể từ ngày 28/10, người dân mới được phép chính thức vào bên trong để viếng linh cữu Nhà Vua. 

Trong buổi đầu tiên Hoàng cung mở cửa, hàng vạn người từ khắp đất nước Thái Lan đã đổ về vĩnh biệt Nhà Vua kính yêu của họ. Tất cả đều mặc đồ đen và xếp hàng trật tự để đợi tới lượt vào viếng. Dưới cái nắng gay gắt, họ xếp hàng từ cửa Cung điện Hoàng gia tới đầu cầu Pink Klao dài cả cây số. Từng nhóm người sau đó lần lượt được đưa vào sảnh Sala Sahathai Samakhom, nơi đặt di ảnh của Nhà Vua Bhumibol để quỳ lạy và ký sổ tang, bày tỏ lòng tiếc thương với Nhà Vua. Cho tới sáng nay, dù có mưa nhẹ người dân vẫn đổ về Hoàng cung và xếp hàng dưới mưa. 

Để hỗ trợ cho những người dân tới viếng Nhà Vua, rất nhiều tổ chức và cá nhân dựng các lều trại ở quảng trường Sanam Luang trước Hoàng cung để phân phát thức ăn, nước uống miễn phí cho mọi người. Đồng thời, hàng trăm nhân viên tình nguyện cũng chia nhau đi khắp nơi dọn dẹp vệ sinh, quét dọn rác trong khắp khu vực Hoàng cung, Quảng trường Sanam Luang. 

Trước đó, trong ngày 14/10, linh cữu Nhà Vua Bhumibol Adulyadej đã được chuyển từ Bệnh viện Siriraj ở thủ đô Bangkok về Điện Phiman Rattaya trong Cung điện Hoàng gia, sau khi ông băng hà chiều 13/10, hưởng thọ 88 tuổi. Thi hài Nhà Vua sẽ được được đặt tại đây trong vài tháng để thực hiện các nghi thức tang lễ hoàng cung. Chính phủ Thái Lan đã quyết định để tang Nhà Vua trong 1 năm và người dân nước này không tổ chức các hoạt động vui chơi và lễ hội trong 30 ngày tới.

Tại Hoàng cung, Thái tử Maha Vajiralongkorn đã chủ trì nghi lễ tẩy trần thi hài của Nhà Vua và bắt đầu lễ cầu nguyện chính thức, trong đó các nhà sư sẽ cầu kinh trong 100 ngày và các nghi lễ hoàng gia khác kéo dài trong nhiều tháng. Các thành viên của Hoàng gia sẽ tham gia lễ cầu nguyện bắt đầu vào lúc 19h hàng ngày. Theo nghi thức truyền thống, tro cốt của các thành viên trong Hoàng gia Thái Lan được đặt trong bình đựng tro bằng vàng. Tuy nhiên, các quan chức trong cung điện cho biết thi hài của Nhà Vua sẽ được đặt trong quan tài với một bình đựng tro mang biểu tượng Hoàng gia.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.