Thái Lan: Con trai cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị cáo buộc rửa tiền

Panthongtae Shinawatra (phải) tới dự phiên điều trần tại Tòa án Hình sự Bangkok hôm 24-8-2015
Panthongtae Shinawatra (phải) tới dự phiên điều trần tại Tòa án Hình sự Bangkok hôm 24-8-2015
(PLO) -Vì tuyên bố của “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra, con trai duy nhất của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra được đưa ra đúng ngày Cảnh sát Hoàng gia chính thức công bố danh tính của kẻ chủ mưu trong vụ giúp cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đào tẩu, nên dư luận càng quan tâm tới vấn đề này. 

Bởi bà Yingluck Shinawatra là cô ruột của “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra, và doanh nhân này cho rằng, cuộc điều tra rửa tiền nhằm vào ông là một âm mưu chính trị và yêu cầu ngừng ngay việc này. 

Ngày 4-10, giới truyền thông Thái Lan dẫn lời “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra, người đang bị cáo buộc nhận 10 triệu baht (gần 300.000 USD) năm 2004 và tuyên bố của “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra diễn ra sau khi ông bị Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) triệu tập để thẩm vấn về vụ việc kể trên hồi thượng tuần tháng 10.

Theo người phát ngôn của DSI, cuộc điều tra đang được tiến hành và họ sẽ thẩm vấn ông Panthongtae Shinawatra cùng 3 người liên quan. Đó là bà Kanchanapha Honghern cùng chồng là Wichai Krisdathanon, và ông Manop Divari. 

Theo giới truyền thông, tháng trước Cơ quan Chống rửa tiền Thái Lan cũng bắt đầu điều tra ông Panthongtae Shinawatra bởi từ năm 2015, Toà án Tối cao đã buộc tội 24 người, kể cả Giám đốc điều hành của ngân hàng Krung Thai tội gian lận cùng các tội danh khác liên quan tới việc phê duyệt các khoản vay mờ ám dưới thời ông Thaksin Shinawatra làm Thủ tướng.

Gần 1 tháng trước (10-9), giới truyền thông Thái Lan đưa tin, “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra sẽ bị khởi tố về tội rửa tiền trong vụ án liên quan đến ngân hàng Krung Thai. Và DSI đã nắm giữ “nhiều chứng cứ liên quan đến hành vi rửa tiền” của “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra trong quá trình điều tra nghi án tham nhũng ở ngân hàng Krung Thai.

Lãnh đạo DSI Paisit Wongmuang cho biết, đội điều tra đã hoàn tất công việc. Ngay sau khi biết tin, đảng Pheu Thai đã cáo buộc chính quyền cố tình lái vụ án của ngân hàng Krung Thai theo chiều hướng rửa tiền nhằm triệt hạ con trai cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Hơn 1,5 năm trước (4-3-2016), “cậu ấm” Panthongtae Shinawatra từng phải có mặt tại trụ sở của DSI để trả lời những câu hỏi xung quanh cáo buộc “rửa” 9,9 tỉ baht (khoảng 278 triệu USD) và số tiền này liên quan tới khoản vay tại ngân hàng Krung Thai.

Khi đó, Phó cục trưởng DSI Somboon Sarasit cho biết, Panthongtae Shinawatra và Kanchanapha Honghern, sẽ bị thẩm vấn về số tiền 9,9 tỉ baht bởi có bằng chứng cho thấy, 2 người này đã nhận ngân phiếu 10 triệu baht từ ngân hàng Krung Thai cho Công ty phát triển bất động sản Krisda Mahanakorn vay trước đó.

Panthongtae Shinawatra, con trai cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra
Panthongtae Shinawatra, con trai cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Trước đó (cuối tháng 8-2015), Toà hình sự tối cao đã buộc tội 24 người vì phê duyệt trái phép khoản vay 9,9 tỉ baht cho chi nhánh của Krisda Mahanakorn giai đoạn 2003-2004, trong khi Công ty phát triển bất động sản này đã bị liệt vào dạng nợ xấu, không có khả năng chi trả.

Và cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng có liên quan tới vụ án kể trên bởi khi đó ông đang tại vị và gây sức ép để việc này được giải quyết. Ông Wacharin Phanurat, công tố viên Văn phòng Tổng chưởng lý cho biết, có khoảng 200 người được DSI thẩm vấn với tư cách là nhân chứng, để làm rõ hành vi rửa tiền của ban giám đốc ngân hàng Krung Thai và Krisda Mahanakorn. 

Ngày 4-10, Tướng Srivara Ransibrahmanakul, Phó Tư lệnh cảnh sát Thái Lan tuyên bố, vụ đào tẩu của bà Yingluck Shinawatra không thể thực hiện nếu không được Đại tá Chairit Anurit thuộc Sở Cảnh sát thủ đô Bangkok trợ giúp. Tướng Srivana Ransibrahmanakul còn cho biết, đã gửi kiến nghị lên Interpol, yêu cầu phát lệnh “thông báo đỏ” để truy bắt bà Yingluck Shinawatra.

Gần 1 tháng trước, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Kongcheep Tantrawanich đã bác bỏ tin đồn về cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng với ông Thaksin Shinawatra, nhân chuyến thăm Anh 2 ngày 13 và 14-9 của ông Prawit Wongsuwan.

Trước khi trở thành Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra là Trung tá cảnh sát và Cảnh sát Hoàng gia cùng Hội đồng Nhà nước Thái Lan từng đồng ý với quan điểm của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha về việc tước danh hiệu này bởi cựu Thủ tướng là tội phạm lưu vong.

Nhưng việc này đã bị Đại tá Banjob Sudjai, người đứng đầu một hiệp hội cảnh sát về hưu phản đối. Bởi theo Đại tá Banjob Sudjai, Cảnh sát Hoàng gia không được ủy quyền để tước cấp hàm sĩ quan về hưu hoặc những người đã rời khỏi lực lượng cảnh sát./. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.