Thái Bình: Sôi nổi các hoạt động đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá Chùa - Đền Nội Thôn

Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình trao bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Chùa - Đền Nội Thôn.
Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình trao bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Chùa - Đền Nội Thôn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa thể thao truyền thống tại địa phương, ngày 17/4/2024 UBND xã Tây Đô (Hưng Hà - Thái Bình) đã long trọng tổ chức lễ hội chùa và đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Chùa - Đền Nội Thôn.

Tham dự có ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Hưng Hà và lãnh đạo chính quyền nhân dân xã Tây Đô cùng nhiều du khách thập phương tụ hội tham gia vào các hoạt động lễ hội văn hóa thể thao trên địa bàn.

Đền Nội Thôn, thuộc xã Tây Đô được xây dựng vào thời Nguyễn. Vị trí đền trước đây sát khu vực cổng chùa hiện nay. Kiến trúc Đền được làm theo kiểu chữ Đinh gồm tòa Tiền tế ba gian, tòa Hậu cung một gian. Năm 2019, Đền bị xuống cấp nghiêm trọng, được sự quyên góp của con em xa quê và nhân dân trong thôn Nội Thôn đã tiến hành hạ giai Đền cũ và xây dựng ở vị trí hiện nay.

Đền Nội Thôn tọa lạc trong khuôn viên rộng, thoáng mát, có kiến trúc mặt bằng theo kiểu chữ Đinh gồm: Tiền đường năm gian, Phật điện ba gian hoàn toàn bằng gỗ lim. Từ ngoài nhìn vào Chùa gồm các công trình sau: Cổng Tam quan, sân chùa, Tiền đường, Phật điện. Chùa Nội Thôn được xây dựng từ thời Lê và tôn tạo lại vào thời Nguyễn, thờ Phật. Đền là nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - một trong những vị thánh quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam, được xây dựng vào thời Nguyễn, tôn tạo năm 2020.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đền, chùa Nội Thôn là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, cất giữ đạn dược để phục vụ chiến đấu. Trải qua những thăng trầm của thời gian và tàn phá của chiến tranh nên đền, chùa Nội Thôn xuống cấp, nhân dân đã phát tâm xây dựng lại và là công trình tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Chùa, đền Nội Thôn còn lưu giữ một số hiện vật thời Lê, thời Nguyễn bằng đá, gỗ, đất có giá trị như: bia đá, tượng thờ, khám thờ, hoành phi, câu đối.

Theo lời ông Nguyễn Huy Xuân (người dân thôn Nội Thôn, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chia sẻ: Di tích lịch sử đền Nội Thôn có vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống. Bảo vệ phát huy giá trị của di tích là nguồn động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đây là trách nhiệm của dân làng chúng tôi, di tích đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân làng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.

Lễ hội Chùa - Đền làng Nội Chùa được tổ chức gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với những nghi thức thiêng liêng gồm: Tổ chức tế lễ, dâng hương và rước kiệu, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của anh hùng hào kiệt có công dựng nước và giữ nước và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc.

Trận giao hữu bóng đá sôi nổi giữa hai đội bóng đá FC Nội thôn và FC văn nghệ sỹ Hà Nội đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân địa phương.
Trận giao hữu bóng đá sôi nổi giữa hai đội bóng đá FC Nội thôn và FC văn nghệ sỹ Hà Nội đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân địa phương.

Phần hội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hát chèo, múa hát, giao lưu các ca khúc truyền thống về quê hương đất nước giữa các nghệ sĩ, ca sĩ đến từ Thủ đô Hà Nội với bà con nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Đáng chú ý trong chuỗi sự kiện là có trận giao lưu bóng đá giữa hai đội bóng FC Nội thôn và FC văn nghệ sỹ đến từ Thủ đô Hà Nội đã diễn ra trong không khí nhiệt tình, hào hứng, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng mỗi thành viên tham gia và người dân địa phương.

Trước đó, UBND xã Tây Đô phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà tổ chức hội nghị tọa đàm giá trị lịch sử văn hóa chùa, đền Nội Thôn - thôn Nội Thôn, xã Tây Đô. Tại buổi tọa đàm đã nghe các ý kiến của các bậc cao niên thôn Nội Thôn và các đại biểu thảo luận, đánh giá cao về giá trị lịch sử, văn hóa của đền, chùa Nội Thôn. Đây là nguồn tư liệu quý không chỉ để phục vụ hoàn thiện tư liệu, hồ sơ để được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, mà giá trị tinh thần, văn hóa đối với người dân địa phương và quý khách thập phương.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.