Thái Bình: Không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trường vụ doanh nghiệp tố bị “xã hội đen”, “tín dụng đen” chiếm giữ, đập phá tan hoang trụ sở?

Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với PV báo PLVN
Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với PV báo PLVN
(PLVN) - Ngày 7/5, Nhóm PV báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc, trao đổi các thông tin liên quan với đại diện Công an TP Thái Bình, xung quanh loạt bài viết phản ánh về một ổ nhóm "xã hội đen", "tín dụng đen" lộng hành trên địa bàn này mà chúng tôi đã và đang tiếp tục tìm hiểu, đăng tải qua các số báo.

Buổi làm việc với sự hiện diện của Trung tá Cao Giang Nam, Phó Trưởng Công an TP Thái Bình, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT; đồng chí Nguyễn Văn Đức, Đội phó đội Điều tra tổng hợp và một cán bộ chiến sỹ của đội này.

"Luật quy định, nhưng không bắt buộc"

Mở đầu buổi làm việc, PV đặt câu hỏi:"Tại sao khi chủ doanh nghiệp chế biến, sản xuất gỗ Lâm Quyết là ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết có đơn trình báo, tố giác tội phạm đến cơ quan công an TP Thái Bình, tố cáo việc ông Nguyễn Xuân Đường (thường gọi "Đường Nhuệ") chỉ đạo nhóm người xăm trổ, mang theo hung khí đến trụ sở Công ty Lâm Quyết để xiết nợ, đập phá đồ đạc, đuổi công nhân ra ngoài, lấy đi tài liệu, sổ sách (kèm hình ảnh, file ghi âm cuộc gọi, ghi âm đối thoại), Công an TP Thái Bình không tổ chức khám nghiệm hiện trường, xác định thủ phạm cũng như mức độ thiệt hại, theo quy định tại các Điểm b và d, Khoản 3, Điều 147, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015?"

Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với báo chí
Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với báo chí
Trung tá Cao Giang Nam, Phó Trưởng Công an TP Thái Bình, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT nói: "Nhận được nguồn tin báo tố giác tội phạm, sau khi xem xét các hình ảnh, chứng cứ, tổ chức lấy lời khai của những người có liên quan, cơ quan điều tra xét thấy không có dấu hiệu hình sự, phạm tội của nhóm người do ông Đường phái xuống công ty Lâm Quyết nên đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Việc tổ chức khám nghiệm hiện trường chỉ là một trong số những biện pháp nghiệp vụ điều tra, luật quy định nhưng không bắt buộc. Vì thế, cơ quan điều tra không khám nghiệm hiện trường do xét thấy không nhất thiết. Còn các biện pháp nghiệp vụ điều tra khác là gì thì chúng tôi không thể tiết lộ cụ thể vì thuộc bí mật công tác của ngành".

PV tiếp tục nhấn mạnh: "Vậy hình ảnh nhóm người xăm trổ do ông Đường chỉ đạo xuống trụ sở công ty Lâm Quyết mà phía bị hại cung cấp cho cơ quan điều tra và các cơ quan báo chí thể hiện điều gì?".

Trung tá Cao Giang Nam cho rằng: "Hình ảnh đó không nói lên được rằng họ đến chiếm giữ, đập phá hay cướp đồ đạc mang đi, họ ngồi nói chuyện với người của công ty trong lúc ông Lẫm, bà Quyết không có mặt".

“Theo cơ quan điều tra, mục đích của nhóm người đó xuống công ty Lâm Quyết để làm gì nếu như không phải chiếm giữ, hủy hoại công ty để xiết nợ?", PV đặt câu hỏi tiếp.

Trung tá Cao Giang Nam trả lời rằng, nhóm người đó thực hiện việc đòi nợ cho ông Đường. Vì ông Đường chưa gặp được vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết nên đã cho người xuống công ty để tìm hai người này đòi nợ. 

Tuy nhiên, khi PV hỏi rằng, nếu chỉ là tìm người để đòi nợ thì tại sao nhóm người đó lại ăn, ngủ lại tại trụ sở công ty Lâm Quyết những 15 ngày (từ 3 - 18/10/2017)? Tìm chủ để đòi nợ nhưng sao lại ép, đuổi công nhân khi họ đến xưởng của công ty làm việc? Ông Cao Giang Nam không giải thích được và cho rằng công nhân tự đi khỏi công ty, tự ý nghỉ việc chứ không bị ai đuổi!

Trụ sở công ty có chứng cứ biến bị hại thành... bị can

Ngày 8/5, Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên xét xử sơ thẩm lần thứ nhất vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với hai bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết. Tuy nhiên, phiên toà đã không thể diễn ra theo dự kiến do hai luật sư bào chữa cho các bị cáo, một số nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có mặt. 

Trao đổi với PV báo Pháp luật Việt Nam qua điện thoại, bất ngờ khi cả Luật sư Lưu Thiếu Đào (Giám đốc Công ty Luật Đào An, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) và Luật sư Trần Hồng Lĩnh (Đoàn Luật sư TP Hải Phòng) đều khẳng định chưa nhận được bất cứ thông báo hay giấy mời nào từ cơ quan có thẩm quyền cho đến thời điểm dự kiến khai mạc phiên toà này.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, hai bị cáo Lẫm và Quyết bị truy tố xét xử tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" với hành vi "nại ra việc ông Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo người xuống chiếm giữ, đập phá, cưỡng đoạt tài sản tại trụ sở công ty với mục đích hòng chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng đã vay của ông Đỗ Văn Tới (cùng trú TP Thái Bình)". 

Trụ sở cty Lâm Quyết tan hoang
Trụ sở cty Lâm Quyết tan hoang

Tại cơ quan công an và suốt quá trình hơn một năm bị tạm giam, ông Lẫm bà Quyết một mực kêu oan, phủ nhận cáo buộc đối với vợ chồng mình. Theo đó, hồ sơ vụ việc và các tài liệu do người nhà công ty Lâm Quyết cung cấp thể hiện, vợ chồng ông Lẫm với ông Đỗ Văn Tới (ngụ phường Phú Khánh, TP Thái Bình) là bạn thân thiết. Trong lúc sản xuất kinh doanh, thiếu vốn, vợ chồng ông Lẫm vay tiền ông Tới ba lần, tổng cộng 900 triệu đồng, lãi suất thoả thuận 2%/tháng và đặt tài sản đảm bảo là chiếc xe ô tô Camry 2.0 đời 2010 BKS 17K – 9966.

Vợ chồng ông Lẫm cho rằng sau đó đã trả cả gốc lẫn lãi cho ông Tới, hợp đồng đã thanh lý xong. Tuy nhiên, do chủ quan là chỗ thân thiết nhiều năm nay nên khi trả tiền, ông Lẫm đã không thu lại tờ giấy vay ban đầu chủ nợ giữ. 

Mọi việc sau đó diễn ra êm đềm, không tranh chấp kiện tụng, cho đến khi dư luận địa phương xôn xao thông tin vợ chồng ông Lẫm bị “tín dụng đen” lục soát cướp đi tất cả tài liệu, sổ sách, giấy tờ, trong đó "chết người" nhất ở chỗ có cả văn bản xác nhận chuyện vợ chồng ông Lẫm đã trả đủ cho ông Tới khoản tiền 900 triệu. Lúc này ông Tới đâm đơn tố cáo vợ chồng ông Lẫm có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.