Thái Bình đưa Giáo dục Công dân vào các môn thi tuyển sinh lớp 10

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngoài 2 môn Toán và Ngữ Văn, Giáo dục Công dân là môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2020-2021 của ngành giáo dục tỉnh Thái Bình.

Ngày 8/6, Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình ban hành Công văn về việc thông báo môn thi thứ 3, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, năm học 2020-2021.

Theo đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đã tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ 3 (trong số các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục Công dân), kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2020-2021.

Kết quả sau khi bốc thăm, môn Giáo dục Công dân là môn thi thứ 3 của kỳ tuyển sinh này.

Kỳ thi sẽ được diễn ra vào ngày 26/7, buổi sáng học sinh thi môn Ngữ Văn (hình thức Tự luận, thời gian 120 phút) và môn Giáo dục Công dân (hình thức Tự luận, thời gian 60 phút).

Chiều cùng ngày, các thí sinh thực hiện bài thi Toán (hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

TP HCM: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Tòa án Nhân dân Quận 7 ký kết hợp tác đào tạo

Hoạt động ký kết hợp tác đào tạo giữa 2 đơn vị. ( Ảnh: Thiện Nhân)
(PLVN) - Chiều ngày 17/1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 7 và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên ngành Luật tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.