THADS Nghệ An gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tín dụng, ngân hàng

THADS Nghệ An đã đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về án tín dụng, ngân hàng
THADS Nghệ An đã đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về án tín dụng, ngân hàng
(PLVN) - Cục THADS Nghệ An và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Ngày 9/7, Cục THADS Nghệ An tổ chức hội nghị chuyên đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về án tín dụng, ngân hàng.

Xác định giải quyết có hiệu quả loại án này nhằm góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng, khơi thông dòng tiền lưu thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời là giải pháp trọng tâm quyết định đến kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, trong thời gian qua các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Toàn cảnh hội nghị
 Toàn cảnh hội nghị

Trong đó phải kể đến việc Cục và các cơ quan THADS đã giao chỉ tiêu cụ thể về kết quả thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho các đơn vị và Chấp hành viên. Nghệ An là địa phương đầu tiên trong toàn quốc thực hiện việc giao chỉ tiêu này. 

Thành lập Tổ chỉ đạo giải quyết các vụ việc liên quan án tín dụng, ngân hàng do một Lãnh đạo đơn vị làm tổ trưởng. Qua đó đã kịp thời chỉ đạo, giải quyết nhiều vụ việc khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Lãnh đạo Cục THADS tỉnh và Lãnh đạo các Chi cục THADS tiếp tục chú trọng tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra.

Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cơ quan Thi hành án dân sự
Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cơ quan Thi hành án dân sự 

Công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng được duy trì thực hiện thường xuyên. Trên cơ sở Quy chế phối hợp số 1370/QCPH/NHNNNA-CTHADS ngày 19/8/2015, Cục THADS tỉnh Nghệ An và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An đã thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết có hiệu quả, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Cục trưởng, Cục THADS tỉnh Nghệ An báo cáo kết quả tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5 năm (2015-2019) và 6 tháng đầu năm 2020
Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Cục trưởng, Cục THADS tỉnh Nghệ An báo cáo kết quả tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5 năm (2015-2019) và 6 tháng đầu năm 2020 

Nhờ làm tốt các giải pháp trên nên công tác tổ chức thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong 5 năm (2015-2019) và 6 tháng đầu năm 2020 của các cơ quan THADS trong tỉnh Nghệ An đã thu được kết quả tích cực. Cụ thể, tổng thụ lý: 618 việc, tương ứng 1.654.250.098.000 đồng, trong đó: có điều kiện thi hành 506 việc, tương ứng 1.419.860.183.000 đồng. Kết quả, đã giải quyết xong 243 việc, với số tiền 730.506.726.000 đồng, đạt 48% về việc.

Tại hội nghị, đại diện một số tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cơ quan Thi hành án dân sự đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án và khó khăn của các ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu.

Hội nghị cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Về phía cơ quan THADS sẽ tiếp tục bám sát, quán triệt, phổ biến Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình hành động của Bộ Tư pháp, Quy chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp trong xử lý nợ xấu và Kế hoạch triển khai của Tổng cục đến các cơ quan đơn vị và cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan THADS để nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến cơ quan THADS địa phương đối với việc xử lý nợ xấu trong THADS. Xác định nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống các cơ quan THADS để tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là những địa bàn trọng điểm.

THADS Nghệ An gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tín dụng, ngân hàng ảnh 4
 Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An phát biểu tại hội nghị

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Cục và phát huy vai trò của Tổ công tác xử lý nợ xấu trong công tác xử lý nợ xấu, nhằm nâng cao và hoàn thành chỉ tiêu thi hành án, nhất là chỉ tiêu về tiền, qua đó hỗ trợ tối đa các ngân hàng thu hồi các khoản nợ xấu; Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với việc chậm THADS nói chung và các việc liên quan án tín dụng, ngân hàng nói riêng. 

Tranh thủ sự chỉ đạo, quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp; Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, các ngành liên quan trong việc tổ chức thi hành các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng; Phối hợp kịp thời với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An chỉ đạo hoặc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; Sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa các Cục THADS tỉnh Nghệ An với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An trong thi hành án dân sự.

Về phía Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An đề nghị chỉ đạo các tổ chức, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn những việc như: Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay sát với giá thị trường tại thời điểm cho vay.

Phối hợp đề nghị Tòa án khi xét xử cần tuyên rõ nghĩa vụ phải thi hành án đối với từng tài sản thế chấp, xác định cụ thể số tiền đối với từng hợp đồng thế chấp để khi tổ chức thi hành, cơ quan THADS có cơ sở đẩy nhanh tiến độ thi hành án; Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên ngân hàng, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải thi hành án thì ngân hàng, tổ chức tín dụng phải gương mẫu chấp hàng bằng việc tự nguyện thi hành, không để cơ quan THADS phải áp dụng biện pháp cưỡng chế; Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thi hành án dân sự trong việc tổ chức thi hành án các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Thực hiện các quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản theo quy định của Luật THADS và pháp luật về tín dụng, ngân hàng khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, quyết định cưỡng chế thi án hành án của Chấp thành viên; Có cơ chế nhận lại tài sản đã bán đấu giá từ sau lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá…Có cơ chế miễn, giảm lãi cho người phải thi hành án thống nhất.

Phối hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo kịp thời các trường hợp những nhiễu, vi phạm đến Cục trưởng và Chi cục trưởng THADS để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền, tránh trường hợp gửi đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại đến các cơ quan, đơn vị không có thẩm quyền giải quyết dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết.

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12. 

Thái Bình: Hoàn thành số hoá dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình họp triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
(PLVN) -  Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đề ra của UBND tỉnh Thái Bình về số hoá dữ liệu hộ tịch , Sở Tư pháp tỉnh đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc, ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn 1,3 triệu dữ liệu để các điạ phương triển khai thực hiện hiệu quả

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan: Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới”

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
(PLVN) - Nhắc đến doanh nghiệp dân tộc ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không thể không nói đến Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Khởi đầu từ việc kinh doanh những gói mì ăn liền, chai nước mắm, doanh nghiệp này đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, sòng phẳng cạnh tranh thương mại với các đối thủ cùng ngành hàng lớn của thế giới, không chỉ thắng thế ở thị trường nội địa mà còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch T&T Group: "Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành, mang tầm quốc tế"

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group.
(PLVN) -   Trao đổi với PLVN về chủ đề doanh nghiệp dân tộc, ông Đỗ Vinh Quang cho biết, Tập đoàn T&T Group được thành lập năm 1993 bởi nhà sáng lập Đỗ Quang Hiển, tiền thân là Công ty TNHH T&T - chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy.Trải qua hơn 31 năm phát triển, T&T Group đã không ngừng mở rộng quy mô, phát triển hệ sinh thái tập trung vào 7 lĩnh vực ngành nghề, cũng là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: “Ưu tiên hàng đầu với chính sách đặc thù nhằm giúp doanh nghiệp dân tộc đạt được vai trò dẫn dắt”

 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam theo hướng “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”.