THADS Hà Nội: Cần tiếp tục sâu sát với cơ sở

THADS Hà Nội: Cần tiếp tục sâu sát với cơ sở
(PLO) - Đó là nội dung được ông Mai Lương Khôi, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) nhấn mạnh tại buổi làm việc với Cục THADS TP Hà Nội diễn ra chiều qua (12/3). Đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Tổng cục THADS, Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội Lê Quang Tiến cùng các Phó Cục trưởng, lãnh đạo các Chi cục THADS thuộc địa bàn Hà Nội cùng tham dự.

Báo cáo kết quả công tác, Phó Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội Trần Quốc Thái cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2018, Cục và các đơn vị trực thuộc đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, chỉ đạo đơn vị và chấp hành viên tập trung rà soát phân loại và tổ chức thi hành án ngay từ đầu năm công tác. Nhờ đó, các vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ án lớn, liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đã đạt được một số kết quả khả thi. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời, đúng quy định pháp luật, hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo mới phát sinh hoặc các vụ việc phức tạp, vượt cấp, kéo dài. 

Tuy nhiên, kết quả THADS của toàn TP Hà Nội trong 5 tháng đầu năm còn thấp. Cụ thể, về việc, đạt tỷ lệ 43%; về tiền, đạt tỷ lệ 5.8%. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do số việc thụ lý mới tăng gần 14%, số tiền thụ lý mới tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, Lãnh đạo Cục cũng nhận diện một số khó khăn khác như sự phối hợp trong quá trình giải quyết việc thi hành án của một số tổ chức tín dụng, ngân hàng với cơ quan THADS chưa thực sự tốt; còn nhiều vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người mua, với số tiền rất lớn. Một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành; kết quả giải quyết, trả lời của Tòa còn chậm dẫn đến khó khăn, kéo dài thời gian thi hành án. Quy định pháp luật hiện hành vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, bất cập nhất định, dẫn đến một số trường hợp thiếu sự thống nhất việc hiểu và áp dụng pháp luật.

Tại buổi làm việc, Chi cục THADS quận Ba Đình đã nêu lên khó khăn trong việc bán đấu giá tài sản nhiều lần nhưng không có người mua, tài sản đã bán đấu giá thành nhưng không giao được do đương sự thuộc diện gia đình chính sách và có sự chống đối quyết liệt. Để góp phần khắc phục khó khăn trên, Chi cục sẽ tiếp tục phân công chấp hành viên giải quyết các công việc phù hợp với năng lực, đảm bảo yêu cầu, tình hình thực tế; xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết các án tín dụng, ngân hàng để phấn đấu cả năm 2018 đạt chỉ tiêu 75% về việc, 38% về tiền.

Là địa bàn có lượng án tín dụng, ngân hàng lớn, Chi cục THADS huyện Thạch Thất cũng gặp khó khăn trong việc vận động đương sự kê biên tài sản và giao tài sản đã bán đấu giá thành. Còn Chi cục THADS huyện Chương Mỹ nêu lên thực tế tài sản kê biên giảm giá rất nhiều lần nhưng vẫn không có người mua, đội ngũ chấp hành viên còn thiếu, năng lực đôi khi còn hạn chế là một trong các nguyên nhân chính khiến địa phương chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra. Do vậy, sẽ tiếp tục tập trung rà soát, đặt ra hướng giải quyết các vụ việc có giá trị lớn, án tín dụng ngân hàng, đặc biệt là các giải pháp để giao thành công các tài sản đã đấu giá thành.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội Lê Quang Tiến khẳng định, ngay từ đầu năm, Cục đã tổ chức họp giao ban với các Chi cục để xác định và đôn đốc các đơn vị thực hiện các các chỉ tiêu đề ra. Do vậy, Cục trưởng yêu cầu các Chi cục cần bám sát thông báo kết luận họp giao ban; chấp hành viên và Chi cục cần tuân thủ nghiêm việc xây dựng kế hoạch theo từng tháng; tập trung rà soát phân loại hồ sơ thi hành án, tăng cường đôn đốc chỉ đạo các án có giá trị thi hành lớn.

Phát biểu kết luận, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Mai Lương Khôi nhận định Hà Nội là địa bàn có nhiều khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nên cần cố gắng, nỗ lực nhiều hơn các địa phương khác để có thể hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. Tổng cục THADS sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về vấn đề biên chế, cơ sở vật chất nhằm tạo thuận lợi nhất để các địa bàn trọng điểm này có thể triển khai các nhiệm vụ. 

Ông Khôi đề nghị Lãnh đạo Cục THADS cần nhận diện đầy đủ khó khăn, nguyên nhân, từ đó tiếp tục chỉ đạo sâu sát để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Chi cục. Thủ trưởng các cơ quan THADS, đặc biệt là cấp Chi cục cần đề cao trách nhiệm hơn nữa để công tác quản lý, điều hành công việc chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các sai phạm.

Đọc thêm

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.