Thạch đen xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Mừng và lo!

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng sản xuất thạch đen tập trung tại xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng sản xuất thạch đen tập trung tại xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
(PLVN) - Với thông tin ký Nghị định thư xuất khẩu (XK) chính ngạch thạch đen sang Trung Quốc, mỗi kg thạch đen có giá cao gấp 2- 3 lần trước đó, trong khi đây là cây dễ trồng, chi phí thấp…

Cơ hội lớn…

Vừa qua, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai thực hiện Nghị định thư XK chính ngạch thạch đen sang Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cây thạch đen (còn được gọi là cây sương sáo, cây thủy cẩm, tiên thảo…) được trồng tập trung chủ yếu tại 3 huyện: Tràng Định, Bình Gia và Văn Lãng với diện tích hàng năm khoảng 2 nghìn ha, sản lượng hơn 10 nghìn tấn. Trong đó, Tràng Định là địa phương có diện tích trồng lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn với 1,385  nghìn ha, sản lượng hơn 7 nghìn tấn/năm.

“Lạng Sơn rất vui mừng và phấn khởi trước cơ hội này. Cây thạch đen là cây truyền thống, nhưng từ trước đến nay phát triển rất tự phát, nếu ra “sân chơi” quốc tế thì đòi hỏi phải chuẩn hóa tất cả quy trình từ đất đai, quy trình, thu hoạch, bao bì, đóng gói…”- ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn hồ hởi..

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết, khả năng Lạng Sơn có thể phát triển diện tích cây thạch đen lên 11 nghìn ha, và hiện  thạch đen đã được đưa vào danh mục những sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương. Để tận dụng những cơ hội từ Nghị định thư, Lạng Sơn đề nghị Bộ NN&PTNT hướng dẫn văn bản hóa các nội dung để có cơ sở thực hiện, sớm hướng dẫn đến nông dân.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cũng bày tỏ mong muốn Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các nội dung của Nghị định thư, hướng dẫn bà con quy trình canh tác để đạt năng suất cao và chất lượng tốt. 

Theo Kỹ sư nông nghiệp Hoàng Thị Luyến, Trung tâm Nông nghiệp huyện Tràng Định, trước đây thạch ruộng giá khoảng 20 nghìn đồng/kg, nhưng khi có thông tin thạch đen được XK chính ngạch sang Trung Quốc, từ tháng 10, bước vào tháng 11, giá thạch thu mua tại ruộng đã tăng lên 40- 45 nghìn đồng/kg, Thạch nương trước tháng 8 khoảng 38- 40 nghìn đồng/kg, hiện thu mua là 65 nghìn đồng/kg.

“Bây giờ bà con được tuyên truyền biết là Trung Quốc thu mua chính ngạch thì rất phấn khởi, vì như thế thu nhập, giá cả ổn định, cao hơn gấp 3 lần so với trước….”- Bà Luyến cho hay. Nếu canh tác tốt, 1 sào thạch đen đạt khoảng 350kg, bán trừ chi phí còn lãi khoảng 7 triệu đồng (tương đương khoảng 200 triệu đồng/ha). Đó là chưa tính lợi nhuận bà con thu được từ vụ lúa xuân…

Không dễ!

Mừng đó nhưng bà Trần Thị Giang, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, Tràng Định, Lạng Sơn vẫn không giấu được sự lo lắng. Bởi “chỗ biết chăm sóc thì hiệu quả cao nhưng có nơi bà con chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật thì năng suất chưa cao lắm”- lời bà Giang. 

Bày tỏ nguyện vọng được tập huấn cho bà con nhưng bà Giang vẫn chưa hết băn khoăn vì phải vận động tất cả các hộ gia đình đều đăng ký tham gia mới đảm bảo tiêu chuẩn XK. “Với suy nghĩ của bản thân tôi cũng như theo chỉ đạo, bà con cần thành lập Hợp tác xã, sản xuất theo quy trình, có đầu mối để hợp đồng với các nhà tiêu thụ…”- Bà Giang chia sẻ.

Là DN đầu tiên XK 1.000 tấn thạch đen sang Trung Quốc sau khi Nghị định thư được ký kết, ông Hà Văn Quý – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư XK Đức Quý cho biết, trước đây DN đã XK thạch đen sang Ấn Độ; Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia. Ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư về XK thạch đen, DN lập tức kết nối với đối tác Trung Quốc.

DN đã mang mẫu sản phẩm sang Trung Quốc để kiểm tra hóa nghiệm, kết quả đảm bảo 100% chất lượng ATTP. Do đó đối tác đã ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng 1.000 tấn: “Yêu cầu của nước bạn quan trọng nhất là an toàn thực phẩm (ATTP). Trong nhà máy đã đầu tư các thiết bị chiết xuất, lọc các chất tồn dư có trong phân đạm, phân lân, thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, sản phẩm tinh bột thạch đen của chúng tôi 100% là nguyên chất”- ông Quý chia sẻ.

Hiện công suất nhà máy chiết xuất tinh bột thạch đen của DN Quý Đức đạt khoảng 2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc lớn như hiện nay, ông Quý lo ngại thời gian tới nguồn nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lưu ý khi xuất khẩu thạch đen

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, ngày 8/12 vừa qua Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký Nghị định thư về việc XK sản phẩm thạch đen sang Trung Quốc. Đây là cơ hội tốt mở ra thị trường đối với sản phẩm đặc trưng và có tiềm năng rất lớn của vùng miền núi phía Bắc.

Để đáp ứng yêu cầu XK, Thứ trưởng lưu ý, cần phải chuẩn hóa quy trình canh tác và tổ chức sản xuất, sản xuất phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh ATTP của nhà nhập khẩu. Việc triển khai xây dựng mã số vùng trồng thạch đen, thực hiện theo chương trình ứng dụng Hệ thống tiêu chuẩn trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ XK (OTAS). Thứ trưởng cũng lưu ý một số điểm cần khắc phục để thạch đen XK sang Trung Quốc như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; cơ sở hạ tầng giao thông…

“Chúng ta đã có thị trường cho sản phẩm thạch đen, vấn đề quan trọng nhất phải phát triển được thị trường và giữ vững được thị trường: Tôi đề nghị các địa phương phải tổ chức lại sản xuất; phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của phía bạn từ vấn đề xác định vùng trồng đến kỹ thuật trồng, canh tác, bảo quả, chế biến và quy cách đóng gói bao bì sản phẩm”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Việt Nam đang thu hút sự chú ý và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. (Ảnh: Báo cáo Đổi mới & Công nghệ Việt Nam 2024)
(PLVN) - Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bứt phá cùng Nghị quyết 57

Lễ khai mạc TechFest Việt Nam 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bức tranh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm việc chung; 208 quỹ đầu tư; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh… Hà Nội và TP HCM lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu...

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Giải thưởng của Frost & Sullivan đã giúp VinCSS một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu Châu Á - Thái Bình Dương về xác thực mạnh không mật khẩu. (Ảnh: TTTT)
(PLVN) - Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.