Tết này Hà Nội có lo thiếu thịt lợn?

Khách hàng lựa chọn thịt lợn trong một siêu thị
Khách hàng lựa chọn thịt lợn trong một siêu thị
(PLVN) - Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu hai tháng Tết cần khoảng 44.600 tấn lợn hơi/tháng. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, thành có chăn nuôi lợn giảm. Mặt hàng thịt lợn cho thị trường sẽ được cung ứng từ các nguồn khác nhau phục vụ nhu cầu trong dịp Tết.

Theo số liệu từ Sở NN&PTNT, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến tổng đàn lợn giảm 42% và sản lượng lợn hơi xuất giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình sản lượng lợn hơi xuất chuồng 1 tháng thời điểm hiện tại khoảng 22.250 tấn/tháng.

Bên cạnh đó, mặt hàng thịt lợn từ các tỉnh, thành cũng là một nguồn cung cho Thủ đô. Trong năm 2019, số lượng lợn từ các tỉnh về Hà Nội (qua kiểm dịch) 880.743 con tương đương khoảng 114.000 tấn/năm (trung bình khoảng 9.500 tấn/tháng). Về lợn nhập khẩu, nửa đầu tháng 12/2019 không có lượng nhập khẩu qua Hải quan Hà Nội.

Theo phân tích tổng hợp, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho thị trường cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội ở thời điểm hiện tại.

Nhìn chung, thời điểm hiện tại sản lượng thịt lợn xuất chuồng có tăng so với tháng trước, nguyên nhân có thể do thời điểm hiện tại, số lượng lợn đến lứa xuất chuồng tăng, nên các đơn vị giết mổ tăng cường hoạt động thu mua từ các nguồn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hiện giá bán mặt hàng thịt lợn tăng từ 10-25% so với cuối tháng 11/2019.

Lượng thịt lợn từ đầu tháng 12/2019 tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp báo cáo lượng bán giảm từ 5-20% so với tháng 11/2019; lượng tiêu thụ một số mặt hàng thực phẩm khác tăng, cụ thể: thịt bò tăng trung bình khoảng 3-7%, thủy hải sản tăng khoảng 7-10%, thịt gia cầm tăng 8-15%.

Thời điểm hiện tại, các mặt hàng nông sản có thể thay thế cho mặt hàng thịt lợn trên của Hà Nội không xảy ra dịch bệnh, nguồn cung dồi dào và tăng so với cùng kỳ năm 2018: sản lượng gia cầm tăng khoảng 21%, sản lượng bò tăng khoảng 0,7%, sản lượng thủy sản tăng 6,4%, trứng gia cầm tăng khoảng 20,4%.

Được biết, trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Sở Công Thương các tỉnh, thành để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn ngay cho thị trường; kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối khai thác đưa về Hà Nội phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp của Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về nguồn cung và đề xuất với UBND TP giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn. Định kỳ 10 ngày/lần cung cấp thông tin nguồn cung thịt lợn cho Sở Công Thương để phối hợp triển khai các giải pháp cân đối cung - cầu hàng hóa; phối hợp các sở, ngành tính toán về khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn trên địa bàn, trường hợp xảy ra thiếu nguồn cung mặt hàng thịt lợn, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tính toán nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm có khả năng thay thế cho thịt lợn.  

Đồng thời các sở, ngành liên quan cũng cần tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về giá bán mặt hàng thịt lợn để tránh trường hợp giá bán mặt hàng thịt lợn tăng giá bất hợp lý gây mất cân đối cung - cầu; tổ chức kiểm tra xử lý trường hợp lợi dụng găm hàng, đẩy giá bán thịt lợn.

Liên quan lĩnh vực, phát biểu tại Hội nghị ngành Nông nghiệp ngày 23/12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định năm qua ngành chăn nuôi phải đối diện với dịch tả lợn châu Phi lớn nhất từ trước đến nay, nhưng chủ động quyết liệt trong phòng chống dịch nên "dịch bệnh cơ bản được khống chế, giảm tối đa thiệt hại".

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại hơn 342.000 tấn thịt lợn, hiện Việt Nam vẫn giữ được khoảng 25 triệu con lợn, 109.000 con lợn giống ông bà, cụ kỵ. Song song đó, các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt gia cầm, thuỷ sản, gia súc lớn... đều tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Theo Thủ tướng, với 25 triệu con lợn hiện đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu và không có chuyện thiếu thịt. Ngoài ra, giá thịt lợn đã có xu hướng giảm, từ trên 90.000 đồng một kg thịt hơi, về mức 80.000 - 82.000 đồng một kg. Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc phao tin đồn thất thiệt để trục lợi từ vấn đề này.

“Còn 25 triệu con lợn, không phải chúng ta không còn lợn đâu mà cứ đưa giá lên. Ai ghìm giá, ghìm lợn không cho xuất chuồng phải bị xử lý", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng, lạm phát tâm lý rất quan trọng, nếu nói mãi thiếu thịt thì "tự nhiên lạm phát về tâm lý giá lợn càng tăng cao": "Tôi khẳng định chúng ta không thiếu thịt lợn nhiều đâu, cần thiết thì cho nhập mấy nghìn tấn nữa về để giảm giá lợn xuống".

Trong các báo cáo gần đây, Bộ NN&PTNT cho biết, cả nước sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn cho nhu cầu dịp cuối năm. Song gần đây, Bộ Công Thương lại cho rằng, có thể thiếu tới 300.000 tấn thịt. Bộ này cũng cho rằng, mất cân đối cung - cầu cục bộ do dịch tả lợn châu Phi đã đẩy giá tăng và có hiện tượng găm hàng, chờ giá lên cao mới xuất lợn bán, ảnh hưởng tới thị trường.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...