Tết đơn giản của “làng ngô khoai” giữa Thủ đô

Cứ khoảng 9h, người dân trong xóm lại ra đầu "cổng" để nhận ngô, khoai.
Cứ khoảng 9h, người dân trong xóm lại ra đầu "cổng" để nhận ngô, khoai.
(PLO) - Xóm trọ "ngô khoai" ở Đồng Bát có khoảng 200 người, mỗi người đều đến mỗi nơi khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ cùng chung một sự khó khăn, vất vả. Vì thế mỗi dịp Tết đến, xuân về, họ chỉ mong trong nhà có vài khúc cá, một nồi thịt kho, vài cặp bánh chưng để con cháu được ăn Tết trong sự ấm no.

29 Tết mới về gói bánh chưng cho con cháu

Lâu nay, khu trọ ở Đồng Bát (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) được nhiều người gọi là "làng ngô khoai", bởi nơi đây đều là người dân từ các nơi tụ hội để cùng làm ăn sinh sống bằng cách đẩy ngô, khoai luốc đi bán khắp Hà Nội. Tập trung ở "ngôi làng" Đồng Bát này có khoảng 200 người sinh sống, họ tự thuê đất rồi dựng lều để ở.
Cuộc sống của những con người nơi đây diễn ra không giống với nhịp sinh học của những người bình thường khác. Hằng ngày, từ 9h, mọi người trong xóm đều mới thức giấc, họ tập trung ở "cổng" vào xóm để nhận ngô, khoai từ các lái buôn. Rồi sau đó họ bắt đầu chuẩn bị các công việc như: bóc ngô, rửa khoai, luộc ngô, nấu xôi..., chuẩn bị hàng cho chuyến hành trình chiều tối của mình.
Khu trọ "ổ chuột" của "làng ngô khoai" tại Đồng Bát.
Khu trọ "ổ chuột" của "làng ngô khoai" tại Đồng Bát. 
Đúng 15h hằng ngày, họ lại xếp hàng nối đuôi nhau, tỏa ra các hướng ở Hà Nội để bán. Hành trình bán ngô, khoai của họ đến 1h sáng ngày hôm sau mới kết thúc, nhưng có người không may mắn thì họ bán tận 3h mới về nhà.
Trong cái lạnh của mùa đông, có khi xuống dưới 10 độ, nhưng họ vẫn đều đặn hàng ngày dạo bán trên các tuyến đường Hà Nội. Nhất là dịp cận Tết Nguyên đán gần đến, nỗi lo lắng lại hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi con người nơi đây. Mặc dù chỉ vọn vẹn mấy ngày nữa là đến Tết, nhưng họ vẫn cố gắng nán lại thủ đô để kiếm thêm tiền sắm Tết cho gia đình.
Do cuộc sống của họ khó khăn lâu nay, vì thế mà cái Tết của họ cũng diễn ra đơn giản hơn. Ông Nguyễn Văn Tư (62 tuổi) quê ở Mỹ Đức, Hà Nội, người bán ngô luộc hơn 30 năm nay, trong đó 20 năm ông bán ở Sài Gòn, 1 năm ở Campuchia, 9 năm nay ông quay về Hà Nội để bán. Do không biết làm nghề gì khác, ngoài mấy sào ruộng ở quê, ông đã bám vào cái "nghề" bán ngô luộc dạo để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Tư
Ông Nguyễn Văn Tư 
Con cháu đông, nên ông mong muốn có 3 triệu đồng để về quê ăn Tết, nhưng đến giờ ông vẫn chưa đủ để về, ông chia sẻ: "Tôi phải 29 Tết mới về gói bánh chưng cho con cháu, kiếm tiền được ngày nào hay ngày đó. Tết thì tôi cũng chỉ cần 3 triệu đồng là đủ để trang trải. Trong đó tôi phải dành 1 triệu đồng để mừng tuổi cho con, cháu của mình. Vì con cháu đông nên 2 triệu còn lại tôi phải sắm cỗ nhiều hơn, vì chỉ có dịp Tết thì tôi mới được gặp con cháu. Người ta nói là có nghèo thì Tết cũng phải để cho con cái có bữa no mà".
Chỉ cần 1 triệu đồng để ăn Tết
Cùng chung dãy trọ với ông Tư, nhưng đôi vợ chồng mới cưới anh Phạm Văn Thúy chỉ cần 1 triệu đồng để trang trải ngày Tết. Anh Thúy và chị Phạm Thị Thương, quê ở Lương Sơn, Hòa Bình, mới "gia nhập" xóm "Ngô Khoai" khoảng 3 tháng. Hai anh chị đều tự tạo ra cho mình hai chiếc xe đẩy để tham gia vào công việc bán ngô, khoai. Các mặt hàng mà anh chị bán vẫn là xôi, bánh mì, khoai nướng, ngô luộc. 
Chị Thương cho biết: "Mỗi ngày đi bán thì hai vợ chồng đi hai chỗ khác nhau, tôi thì hay bán ở đường Hoàng Quốc Việt. Cứ mỗi tối về thì kiếm được từ 400 - 500 nghìn, nhưng trong đó tiền lời chỉ khoảng 100 - 150 nghìn đồng. Vì phí mình bỏ ra cũng đắt, một bắp ngô mua vào đã có giá 4000 đồng, luộc lên đi bán cũng lời được 3000 đồng/bắp".
Nói về việc mong muốn có bao nhiêu tiền để sắm Tết chị Thương chia sẻ: "Tiền thuê trọ ở đây mỗi tháng hai vợ chồng phải trả là 600 000 đồng, chưa kể tiền ăn của hai vợ chồng. Dư được đồng nào thì gửi về quê cho bà nuôi hai cháu. Vì hai vợ chồng mới có hai đứa con còn nhỏ, nên cũng chỉ cần 1 triệu để về sắm cho con hai đứa hai bộ quần áo mặc Tết, mua vài cân thịt, rồi quà mừng tuổi bố mẹ hai bên".
Chiếc xe hàng do người dân sống ở đây tự chế tạo để đi bán dạo.
Chiếc xe hàng do người dân sống ở đây tự chế tạo để đi bán dạo. 
Chị Trần Thị Liễu hàng xóm của vợ chồng anh Thúy cũng chỉ cần 1 triệu đồng là về quê ăn Tết với bố mẹ. Sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Mỹ Đức, không nghề nghiệp nên chị quyết định lên Hà Nội để bán ngô kiếm tiền. Với chị Liễu thì cái Tết cũng vô cùng đơn giản, chị giãi bày: "Có nhiều loại Tết lắm, với người nghèo như bọn tôi thì Tết theo kiểu nghèo, đơn giản chỉ vài cân thịt, vài khúc cá kho, cặp bánh chưng là xong Tết. Chúng tôi chỉ cần thế thôi, nên tôi chỉ cần kiếm được khoảng 1 triệu đồng để biếu bố mẹ 500 nghìn, còn 500 nghìn mua quà cho các em là được rồi".
Mới có 200 nghìn tiền tiêu Tết
Còn cô Nguyễn Thiên Trại, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội, đang ở cùng phòng với một người con trai của mình đang học Đại học Y Hà Nội, cô cho biết, cô chỉ cần khoảng 2 triệu là đủ để sắm Tết. Nhưng hiện tại cô cũng chỉ mới tiết kiệm được 200 nghìn, mặc dù thời gian đến Tết Nguyên đán chỉ vỏn vẹn vài ngày nữa.
"Hiện tại tôi phải nuôi bốn người con đang đi học, cuộc sống khó khăn nên hàng ngày tôi phải bươn chải kiếm tiền cho chúng nó đến trường. Dịp Tết tôi cũng muốn có nhiều tiền lắm chứ, để sắm cho mỗi đứa một bộ quần áo như những đứa trẻ khác. Ngoài ra thì sắm thịt, cá, bánh kẹo ngày Tết. Nhưng nghĩ đến cứ thấy quá sức mình, tôi chỉ mong có 2 triệu để đủ tiêu Tết thôi" Cô Trại nói.
Những chiếc xe hỏng cũng được người dân khóa cẩn thận để tái sử dụng khi cần thiết.
Những chiếc xe hỏng cũng được người dân khóa cẩn thận để tái sử dụng khi cần thiết. 
Vì mới có 200 nghìn tiền tiêu Tết nên cô Trại sẽ ở lại Hà Nội bán ngô cho tới 29 Tết cô mới về quê để sắm Tết cho gia đình. "Biết là những ngày cuối năm, đứa con nhỏ ở quê nó mong mẹ về lắm chứ, nhưng mà biết sao được, phải chấp nhận để con mình Tết có miếng thịt mà ăn chứ" cô Trại tâm sự.
Dư giả hơn cô Trại vì bác Nguyễn Văn Lĩnh đã có số tiền 1 triệu đồng tiêu Tết. Bác Lĩnh cùng quê với cô Trại, nhưng do bác Trại chỉ nuôi một người con ăn học, nên số tiền chi tiêu hàng ngày bớt đi một ít. Vì thế, bác Trại sẽ về quê sớm khi kiếm thêm được 1 triệu đồng nữa.
"1 triệu đồng hiện giờ là tiền tiết kiệm bấy lâu nay của tôi. Vì giờ đã có cháu rồi, nên Tết tôi cũng phải mang về 2 triệu đồng, để mừng tuổi cho con cháu, sắm cỗ cho con cháu về mừng tuổi bố mẹ ngày mùng 1", bác Trại cho biết.

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.